Trong những tháng thai kỳ, việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ bầu trở nên vô cùng quan trọng. Không chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi, mà còn cần tìm kiếm những món ăn ngon, bổ dưỡng để giữ cho bữa ăn hàng ngày trở nên thú vị hơn và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Hãy theo dõi hết bài viết này để sưu tầm 25 món ăn bổ dưỡng cho bà bầu nhé!
- 1. Sữa gạo mầm
- 2. Bánh Pancake Táo yến mạch
- 3. Gà ác hầm thuốc bắc
- 4. Sữa đậu xanh lá dứa
- 5. Tổ yến chưng ngũ vị
- 6. Sữa gạo Hàn Quốc
- 7. Sữa gạo lứt
- 8. Trà gạo lứt
- 9. Súp gà dinh dưỡng
- 10. Canh Atiso hầm giò heo
- 11. Bồ câu hầm hạt sen
- 12. Cá hồi áp chảo sốt chanh dây
- 13. Sữa mè đen óc chó
- 14. Sữa hạnh nhân
- 15. Sữa bắp
- 16. Canh bí đỏ sườn non
- 17. Cháo ngao
- 18. Súp bào ngư tổ yến
- 19. Cháo gạo lứt sò điệp hạt sen
- 20. Cháo cá nấm rơm
1. Sữa gạo mầm
Nguyên liệu
- Gạo mầm: 200g (Mua tại đây)
- Gạo nếp: 50g
- Nước: 1.5 lít
- Sữa đặc: 150g
- Vani: 1/2 thìa cafe (Mua tại đây)
Cách nấu
- Bước 1: Cho gạo nếp vào rang đến khi dậy mùi thì cho gạo mầm vào rang chung luôn.
- Bước 2: Bắc lên bếp 1.5 lít nước, cho gạo rang vào luôn đun lửa vừa từ 15-20 phút. (Nhớ khuấy đều gạo không dính đáy nồi.)
- Lọc qua rây lấy phần nước bỏ hạt.
- Bước 3: Đong 150g sữa đặc (tầm 4 vá canh sữa đặc) vào hỗn hợp nước gạo vừa nấu, khuấy đều phần sữa lên. Thêm 1 thìa cafe vani để tạo hương thơm.
- Chờ nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
2. Bánh Pancake Táo yến mạch
Nguyên liệu
- Yến mạch: 40g (Mua tại đây)
- Bột mì: 60g
- Bột bắp: 15g
- Chuối: 1 quả
- Sữa tươi: 180ml
- Trứng gà: 1 quả
- Muối: 1/2 thìa cafe
- Vani
- Baking powder: 2 thìa cafe (Mua tại đây)
- Ăn kèm: Táo (trái cây) và mật ong (hặc mứt, sốt socola, siro)
Cách làm
- Bước 1: Chuối bạn bóc vỏ và cho vào tô nghiền nhuyễn.
- 1 quả trứng gà cho ra bát đánh đều với 180ml sữa tươi, rây lại cho hỗn hợp mịn.
- Tiếp theo cho vào chuối nghiền 40g yến mạch, rây mịn 60g bột mì số 8 và hỗn hợp trứng gà sữa. Khuấy đều lên. Thêm 2 thìa cafe muối và 2 thìa cafe baking power.
- Bước 2: Phết dầu lên chảo, chờ dầu nóng bạn dùng vá múc bột đổ vào, để lửa trung bình chở cho mặt bánh trên khô lại lật bánh và áp cho cả 2 mặt vàng (trung bình 1 chiếc áp chảo từ 4-5 phút)
- Lần lượt thực hiện như vậy cho đến hết.
- Bước 3: Trình bày bánh
- Bạn xếp bánh pancake chồng lên nhau. Cắt hạt lựu táo và rắc xung quanh chồng bánh. Rưới mật ong lên và thưởng thức.
- Bạn có thể thay thế toping ăn kèm nha.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
3. Gà ác hầm thuốc bắc
Nguyên liệu cho 3 người
- Gà ác: 3 con ~ 900g
- Gia vị thuốc bắc: 1 gói ~ 60g (Mua tại đây)
- Hạt táo đỏ: 70g
- Hạt sen: 100g (sen khô hay sen tươi đều được)
- Rau ngải cứu to: 1 bó ~ 300g
- 1 đốt gừng, 1 đốt nghệ, 2 củ hành khô
- Muối hạt
- Đậu xanh: 30g
- Gạo nếp: 30g
- Gia vị: Nước mắm, bột ngọt, bột canh, mật ong
- Muối tiêu chanh chấm kèm gà
Cách nấu
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gà ác bạn nên mua loại đã vặt lông và sơ chế qua, về bạn chỉ bỏ móng chân và phao câu bóp đều muối hạt bên ngoài da, họng và bụng gà cho sạch.
- Bí kíp để gà ngon hơn là nướng qua gà trước khi hầm, bạn có thể dùng lò nướng, nồi chiên không dầu hoặc nướng trực tiếp trên than cho săn lớp da bên ngoài.
- Ướp gà với 1 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa cafe tiêu xanh và 1 thìa mật ong, để 20-30 phút cho thấm gia vị.
-
- Gia vị thuốc bắc cho ra rổ rửa sạch và để ráo.
- Ngâm nước táo đỏ rồi rửa sạch.
- Hạt sen tươi luộc qua rửa sạch và để ráo.
- Gạo nếp và đậu xanh đãi sạch.
- Nhặt những đọt ngải cứu xanh và non rửa và để ráo. (Có thể luộc qua và vắt bớt nước để ngải cứu đỡ đắng)
- Gừng, nghệ và hành thái lát mỏng.
- Gia vị thuốc bắc cho ra rổ rửa sạch và để ráo.
- Bước 2: Hầm gà
- Rải gia vị thuốc bắc xuống đáy nồi, tiếp đến là đậu xanh và nếp, hạt, sen, táo đỏ, rau ngải cứu.
- Cho gà lên trên cùng và bao phủ ngải cứu xung quanh gà.
-
- Châm nước xâm xấp mặt gà, đậy kín nắp và bật bếp tần ở lửa nhỏ trong vòng 1 tiếng (nhớ hớt bọt cho nước trong hơn).
- Cuối cùng là nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn: hạt nêm, bột ngọt, muối, đun thêm 5 phút nữa là hoàn thành.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
4. Sữa đậu xanh lá dứa
Nguyên liệu
- Đậu xanh: 400g
- Nước: 3.2L
- Lá dứa: 100g (xay với 500ml nước)
- Sữa đặc: 150g
- Đường phèn: 150g (Mua tại đây)
- Ít vani
Cách nấu
- Bước 1: Đậu xanh bạn ngâm qua đêm, cứ 3 tiếng thay nước 1 lần. Rửa lại với nước cho sạch.
- Lá dứa xay với 500ml nước cho vào tủ lạnh 2 tiếng rồi nấu để có màu đẹp và không bị đắng
- Lá dứa xay với 500ml nước cho vào tủ lạnh 2 tiếng rồi nấu để có màu đẹp và không bị đắng
- Bước 2: Đậu xanh chia làm nhiều lần xay. Cho đậu vào cối và thêm nước vào xay. Đổ ra rây hoặc túi lọc chắt lấy phần nước bỏ bã.
- Để đậu xanh ra hết chất dinh dưỡng, bạn cho 3-4 lần nước vào bã vắt kĩ là được.
- Lọc hỗn hợp sữa đậu qua rây trước khi nấu.
- Bước 3: Bắc sữa lên bếp đun cỡ 10 phút bạn hạ lửa nhỏ thêm 150g (3-4 vá) đường phèn, 150g sữa đặc khuấy đều.
- Tiếp đến cho nước cốt lá dứa vào luôn, đun thêm 3-4 phút nữa tắt bếp.
- Để nguội cho vào chai ướp lạnh và dùng dần.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
5. Tổ yến chưng ngũ vị
Nguyên liệu
- Yến sào: 3 tổ (25g – 30g) (Mua tại đây)
- Nước: 1.3L
- Đường phèn: 150g
- Hạt sen: 15g
- Táo đỏ: 15g
- Nhân sâm tươi: 30g
- Hạt chia: 2g
- Hũ thủy tinh: 15 Hủ (Mua tại đây)
Cách chưng
- Bước 1: Sơ chế
- Tổ yến ngâm với nước từ 20-30 phút sau đó rửa lại với nước, xé tơi yến ra.
- Hạt sen cho vào nồi hầm. Ngâm táo đỏ rửa sạch và cho vào hầm vời hạt sen luôn.
- Củ nhân sâm bỏ những phần hư và cắt lát mỏng. Đun 1 lít nước và cho nhân sâm vào đun 30 phút, dùng nước này để chưng yến luôn.
- Trụng sơ hũ thủy tinh.
- Bước 2: Nấu nước đường.
- Cho 150g đường phèn vào nồi thêm 200-300ml nước đun cho đường tan.
- Bước 3: Chưng yến
- Yến bạn gặp đều vào từng hũ, thêm hạt chia, hạt sen, táo đỏ vào từng hũ hoặc có thể mỗi hũ mỗi loại đều được.
- Đổ phần nước nhân sâm và nước đường vào đậy kín nắp.
- Đem yến đi chưng cách thủy 20 phút từ lúc nước sôi.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
6. Sữa gạo Hàn Quốc
Nguyên liệu
- Gạo nếp: 1 chén ăn cơm
- Gạo tẻ: 1 chén ăn cơm
- Sữa tươi: 2 bịch
- Đường phèn: 1 chén nhỏ
- Sữa đặc: 1 vá
Cách làm
- Bước 1: Bạn chọn những hạt gạo tẻ và gạo nếp thơm ngon, không bị mọt và bỏ đi những hạt kém chất lượng, bị mốc ra ngoài. Sau đó, hãy vo lại thật sạch với nước tầm 2-3 lần rồi để ráo nước cho khô.
- Tiếp theo cho gạo lên bếp rang cho đến khi gạo thơm, dậy mùi lên. Cho ra bát thêm 1 lít nước sôi vào ngâm 10 phút.
- Bước 2: Thêm vào 2 bịch sửa tươi bắc lên bếp đun lửa nhỏ, thêm vào 1 chén đường phèn, đun thêm 2-3 phút nữa cho sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp
- Lọc sữa bỏ phần gạo. Nêm thêm 1 vá sữa đặc, xíu vani cho thơm.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
7. Sữa gạo lứt
Nguyên liệu
- Gạo lứt: 2 chén (loại chén ăn cơm)
- Sữa tươi: 2 bịch
- Đường phèn: 1 chén nhỏ
- Sữa đặc: 1 chén nhỏ
- Nước: 3.5 lít
- Muối: 1/3 thìa cafe
SponsorCÓ THỂ BẠN SẼ THÍCHĐang nạp...Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Cách nấu
- Bước 1: Gạo lứt bạn lọc bỏ những hạt xấu, hạt lép vo sạch rồi cho lên bếp rang cho đến khi hạt gạo nở lách tách, nứt ra là được.
- Bước 2: Đun 3.5-4 lít nước sau đó cho gạo lứt rang vào nấu 30 phút. Tiếp đến cho 1 chén nhỏ đường phèn, 1 chén nhỏ sữa đặc vào. Khuấy đều lên cho sữa tan.
- Lọc sữa qua rây.
- Bước 3: Để sữa nguội bạn thêm 2 bịch sữa tươi vào khuấy đều. Cho vào chai để tủ mát và dùng dần.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
8. Trà gạo lứt
Nguyên liệu
- Gạo lứt: 2 Chén
- Nước: 2 lít
Cách pha
- Bước 1: Rang gạo lứt.
- Các bạn nhặt sạch những hạt lép, hạt hư sau đó xả sơ nước để loại bỏ bụi bẩn.
- Đổ gạo đều ra sàng và phơi nắng cho hạt gạo khô cứng lại.
- Tiếp theo cho gạo lên chảo rang với lửa nhỏ. Bạn nhớ là rang cho hạt gạo khô cứng lại đừng rang đến khi nổ lách tách nha.
- Bước 2: Pha trà
- Có 2 cách pha trà:
- Bạn có thể cho 1 nhúm gạo lứt vào ấm siêu tốc thêm 2 lít nước và đun sôi, lọc bỏ gạo lấy phần trà
- Hoặc có thể dùng ấm pha trà chuyên dụng có đồ lọc.
- Có 2 cách pha trà:
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
9. Súp gà dinh dưỡng
Nguyên liệu
- Xương gà: 500g
- Ức gà: 2 cái ( 200g – 350g )
- Hành tây: 1 củ
- Bắp mỹ: 1 trái
- Cà rốt: 1 củ
- Hành tím: 3 củ
- Ít rau ngò, hành
- Trứng gà: 2 quả
- Trứng cút: 10 quả
- Muối hạt, hạt nêm: 1 thìa cafe
- Hành phi: 1 muỗng canh
- Đường phèn: 1/2 thìa cafe
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Ức và xương gà rửa với nước muối loãng để khử mùi hôi cũng như các chất bẩn.
- Ngô ngọt bóc vỏ, rửa sạch rồi tách lấy hạt. Có thể dùng dụng cụ tách hạt hoặc dùng dao tách riêng phần hạt.
-
- Nấm đông cô ngâm nước 15 phút cho nở mềm, rửa nhiều lần để loại bỏ phần sạn cát bám trong nấm. Sau đó thái nhỏ nấm
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ. Cà rốt thái thành hạt lựu
- 2 quả trứng gà đánh tan.
- Bột năng thêm nước vào và khuấy đều.
- Bước 2: Hầm xương gà
- Bắc lên 1 nồi nước thêm 1 củ hành tây cắt đôi, 4-5 củ hành tím, góc ngò, hành. Cho phần xương và ức gà vào luôn. Nhớ vớt bọt cho nước dùng trong hơn.
-
- Nấu được 20 phút bạn vớt ức gà ra và cho qua tô nước lạnh. Chờ nguội để ráo rồi xé nhỏ.
- Tiếp tục đun xương gà thêm 10 phút nữa rồi vớt hết xương gà, ngò, hành tây,… ra lấy phần nước dùng.
- Bước 3: Nấu súp
- Phần nước hầm xương ức gà bạn thêm vào 3 vá canh bột năng vừa cho vào vừa khuấy từ từ để nước dùng sánh lại.
- Tiếp theo cho trứng vào luôn đánh đều để trứng tạo sợi.
-
- Cuối cùng cho cà rốt, bắp, nấm, trứng cút và ức gà vào khuấy đều lên và nêm nếm gia vị gồm: muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu tùy khẩu vị của bạn.
- Cho súp ra bát rắc thêm ít hành phi và ngò là có thể dùng được rồi.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
10. Canh Atiso hầm giò heo
Nguyên liệu
- Atisô: 1 bông (300g)
- Cà rốt: 1 củ
- Boarô: ít hành
- Hành tím: 2 củ
- Gia vị: đường phè, muối, hạt nêm
Cách nấu
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Giò heo bạn bóp qua với muối sau đó đổ nước sôi vào trụng để loại bỏ phần máu động sau đó rửa lại với nước sạch.
- Cà rốt cạo vỏ và cắt mỏng
- Chuẩn bị 1 thau nước cho đá và vắt chanh vào, bông atiso phần thân bạn cắt xéo còn phần bông cắt là tư bỏ phần nhụy lông ở giữa để khi hầm không bị đắng. Cho atiso vào ngâm sẽ không bị đen.
- Bước 2: Nấu canh
- Bắc giò heo lên bếp, thêm vào 2 thìa cà phê muối, đổ nước ngập giò heo, đun 15-20 phút (không nên đậy nắp vì đậy sẽ làm nước bị đục)
- Bông atiso sơ chế xong bạn cho vào nồi luôn. Cho thêm cà rốt vào. Nêm 1 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa cafe đường phèn, xíu tiêu.
- Đun thêm 5 phút nữa và tắt bếp.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
11. Bồ câu hầm hạt sen
Nguyên liệu
- Chim bồ câu: 2 con
- Hạt sen: 100g
- Táo tàu: 50g
- Kỷ tử: 10g
- Cà rốt: 1 củ
- Đậu xanh: 20g
- Nước: 500ml
- Ít hành boaro
- Gia vị: đường phèn, muối hạt, hạt nêm, dầu hào
Cách nấu
- Bước 1: Bồ câu bạn trụng qua nước sôi để khử mùi tanh và nhổ lông tơ, ướp với 3 thìa dầu hào, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa cafe muối, 1/2 thìa cafe đường thoa đều cho bồ câu ướp 20 phút thấm gia vị.
- Đậu xanh ngâm khoảng 2-3 tiếng.
- Kỷ tử và táo tàu rửa sạch.
- Bước 2: Chuẩn bị 1 cái nồi, rắc đậu xanh, hạt sen, táo, kỉ tử, đường phèn và bồ câu lên trên. Thêm 500ml nước lọc và hầm lửa nhỏ trong vòng 30 phút cho mềm.
- Cho cà rốt và nấm lên trên, nếu nước cạn bạn châm thêm nước và đun thêm 15 phút nữa là hoàn thành.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
12. Cá hồi áp chảo sốt chanh dây
Nguyên liệu
- Cá hồi: 150g
- Chanh dây (chanh leo, mát mát): 2 trái
- Măng tây: 200g
- Hành tím: 1 củ
- Nước: 70ml
- Tỏi
- Dầu Olive
- Bột bắp: 1/2 thìa cafe
- Gia vị: muối, tiêu sọ trắng, đường, hạt nêm
Cách làm
- Bước 1: Cá hồi bạn thêm vào 1 nhúm muối hạt, 2 thìa rượu bóp đều và thêm nước sôi vào để khử bớt mùi tanh sau đó rửa lại với nước.
- Hòa trộn 1/3 thìa cafe tiêu, 1/3 thìa cafe muối, 1/3 thìa cafe hạt nêm trộn đều với nhau.
- Rắc lên 4 mặt cá (rắc cao tay để muối tiêu giàn đều lên miếng cá) Cho vào ngăn mát tủ lạnh ướp 30 phút.
- Bước 2: Làm sốt chanh dây và xào măng tây
- Chanh dây bạn cho ra bát thêm vào 70ml nước lọc, 20g đường, 1/3 thìa cf muối trộn đều lên cho phần sốt hòa quyện.
- Hòa 1 xíu bột năng với nước.
- Lọc qua chanh dây để bỏ bớt hạt. Đun sốt chanh dây đến khi sôi liu riu thì thêm bột bắp vào tạo độ sánh cho sốt.
- Măng tây bạn cắt khúc vừa ăn và rửa sạch. Đun nóng 1 xíu dầu olive cho măng tây lên xào đều và nêm vào xíu muối, hạt nêm, tiêu.
- Bước 3: Áp chảo cá hồi
- Cá hồi ướp lạnh xong lấy ra để ở nhiệu độ phòng rồi mới mang đi áp chảo.
- Cho lên chảo 1 xíu dầu olive, phi thơm hành tỏi băm cho cá hồi vào áp chảo cho vàng cả 4 mặt.
- Cuối cùng bạn xếp măng tây xung quanh thành dĩa, cho cá hồi vào rưới sốt chanh dây lên và thưởng thức.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
13. Sữa mè đen óc chó
Nguyên liệu
- Hạt óc chó: 80 gram
- Mè đen: 20 gram
- Nước ấm: 1 lít
- Đường phèn
Cách làm
- Bước 1: Mè đen và hạt óc chó mẹ cần rửa sạch, sau đó ngâm mè đen trong nước từ 6-8 tiếng, hạt óc chó ngâm với nước ấm từ 1-2 tiếng rồi sửa sạch lại một lần nữa.
- Bước 2: Mè đen mẹ đem rang chín để tạo độ thơm. Sau đó, cho hạt óc chó, mè đen với 1 lít nước ấm, đường phèn vào máy xay nhuyễn là có thể sử dụng được rồi.
14. Sữa hạnh nhân
Nguyên liệu
- Hạt hạnh nhân: 100 gram
- Nước lọc: 1,5 lít
- Đường tuỳ vị
Cách làm
- Bước 1: Để làm sữa hạt hạnh nhân thì mẹ cần ngâm hạt trong nước 8 tiếng đồng hồ để hạt nở và dễ tác bỏ phần vỏ hơn.
- Sau đó, cho hạt hạnh nhân vào máy xay cùng với 1,5 lít nước, xay mịn hỗn hợp.
- Bước 2: Dùng rây lọc lấy phần nước cốt và đun sôi phần sữa đã lọc trong khoảng 5-10 phút với lửa vừa rồi và gia giảm lượng đường tuỳ ý rồi tắt bếp.
15. Sữa bắp
Nguyên liệu
- Hạt bắp (ngô): 1kg
- Sữa đặc: 100-150 g
- Đường: 200g
- Muối: 1g
- Nước: 3,5 lít
- Lá dứa (lá nếp): vài lá
Cách nấu
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
- Bắp bạn loại bỏ phần vỏ ở bên ngoài, tiếp theo bạn rửa sơ và để ráo. Phần lá và râu ngô bạn giữ lại. bó chặt.
- Bước 2: Luộc cùi, râu bắp
- Bạn xếp phần cùi bắp, râu và vỏ bắp bó lại và cho vào nồi, thêm thêm 3 lít nước. Đun sôi trên lửa lớn, khi nước sôi mạnh bạn hạ lửa và đun trong vòng 20 phút nữa.
-
- Tắt bếp và để phần nước nguội, vớt bỏ phần cùi, râu và vỏ bắp.
- Bước 3: Xay bắp
- Bạn cho phần hạt bắp vào máy xay, cho thêm phần nước luộc ở bước 1 vào (1kg bắp chia làm 3 lần xay bạn nhé) Sau khi xay xong bạn lược phần sữa vừa xay đó qua rây cho mịn.
-
- Tiếp tục thực hiện như vậy 2 lần còn lại. Nếu thích có thể lọc thêm 1 lần nữa để khi uống không có phần xác cặn.
- Bước 3: Nấu sữa bắp
- Cho phần sữa vừa xay, lọc xong vào nồi , vớt bỏ bọt, cho thêm 200g đường, 1g muối và vài chiếc lá dứa đun trên bếp ở lửa nhỏ liên tục khuấy đều.
-
- Khi sữa bắt đầu sôi bạn cho 100g sữa đặc vào (tùy theo khẩu vị), đun thêm 5 phút nữa cho hòa quyện.
- Cuối cùng bạn vớt bỏ phần lá dứa, để nguội và thưởng thức.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
16. Canh bí đỏ sườn non
Nguyên liệu
- Bí đỏ: 400g
- Sườn thăn: 400g
- Tỏi băm: 2 thìa
- Xì dầu: 2 thìa
- Đường: ½ thìa
- Bột ngô: 1 thìa
- Muối tiêu, hành lá, rau mùi
Cách làm
- Bước 1: Sườn chặt miếng vừa ăn, cho lên bếp táu sơ rồi rửa lại với nước lạnh để loại bỏ chất tanh, máu động.
- Ướp sườn với 2 thìa muối tiêu, 1/2 thìa đường, 2 thìa xì dầu, 1 thìa dầu ăn. Để 30 phút cho ngấm.
- Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 thìa dầu ăn đun nóng. Phi tỏi thơm rồi cho sườn vào rán, để lửa vừa rán cho sườn sơ cho hơi vàng.
- Tiếp đến bạn cho nước vào ngập sườn, vặn to lửa, đậy vung đun sôi. Nhỏ lửa đun liu riu đến khi sườn chín mềm, bạn có thể thử bằng cách xăm chiếc đũa vào phần thịt, thấy mềm, gần nhừ là được.
- Cho tiếp bí đỏ vào, nếu thấy ít nước có thể cho thêm, nêm nếm lại cho vừa ăn. Đun sôi nhỏ cho bí đỏ chín. Cho ra tô bỏ thêm hành lá, rau mùi cho thơm.
17. Cháo ngao
Nguyên liệu
- Ngao (nghêu): 1 kg
- Gạo tẻ: nửa bát con
- Gừng
- Hành tím: 1-2 củ
- Hành lá, rau răm, rau mùi
- Gia vị cần dùng: Nước mắm, muối, tiêu
Cách nấu
- Bước 1: Sơ chế ngao
- Ngao mua về bạn nên ngâm với nước gạo hoặc nước cắt vào vài lát ớt vào để ngao nhả hết chất bẩn trong miệng. Nên ngâm ngao khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch. Cho ngao vào nồi rồi đổ nước luộc xâm xấp mặt ngao.
- Khi ngao đã mở miệng, bạn tắt bếp, vớt ngao ra bát rồi tách lấy thịt. Ướp thịt ngao cùng với phần đầu hành trắng đã băm nhỏ và 1,5 thìa cafe nước mắm.
- Còn phần nước luộc ngao bạn chắt ra bát tô to để loại bỏ cặn.
- Bước 2: Ngâm gạo với nước ấm tầm 1 tiếng để gạo nở ra.
- Hành tím bóc vỏ, thái thành lát mỏng.
- Gừng cạo vỏ rồi thái thành sợi.
- Hành lá, rau răm, rau mùi bạn rửa sạch rồi thái nhỏ. Riêng phần đầu trắng của hành lá Bạn để lại, dùng dao đập dập rồi băm nhỏ để ra bát riêng.
- Bước 3: Cho nước luộc ngao vào nồi và cho gạo vào cùng, tùy vào sở thích của mình mà Bạn có thể cho thêm lượng nước tùy ý nhé.
- Bước 4: Cho chảo lên bếp cùng chút dầu. Đợi cho dầu nóng lên rồi cho hành tím vào phi thơm vàng, trút ra bát.
- Phần dầu vẫn còn trong chảo bạn cho thịt ngao vào xào cho đến khi ngao chín và săn lại (để to lửa khi xào ngao).
- Khi cháo chín Bạn cho phần thịt ngao đã chín vào nồi, khuấy đều.
- Bước 5: Múc cháo ra bát rồi rắc thêm hành lá, rau mùi, rau răm, hành phi và chút tiêu lên trên và đừng quên cả mấy sợi gừng nữa nhé.
18. Súp bào ngư tổ yến
Nguyên liệu
- Tổ yến: 10g
- Bào ngư: 500g (6-7 con)
- Xương gà: 500g
- Táo đỏ khô: 20g
- Nấm đông cô: 60g
- Bắp ngô: 1 bắp
- Hành tím: 1 củ
- Gừng tươi: 20g
- Gia vị: muối hạt, đường phèn, hạt nêm, tiêu
Cách nấu
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu súp bào ngư tổ yến
- Phần xương gà: Mua về bạn cho muối, rượu gừng vào bóp kĩ để loại bỏ chất tanh r.
- Tổ yến: Bạn ngâm nước lạnh 30 phút cho mềm, sau đó tách thành sợi nhỏ rồi để ráo.
- Bào ngư: Rải muối hạt lên và chà sạch nhớt, tách lấy thịt, bỏ ruột, rửa 1 lần nữa với nước lạnh.
- Ngô: Rửa sạch và cắt thành khoanh nhỏ.
- Bước 2: Các bước tiến hành nấu súp
- Xương gà rửa sạch bạn cho xương vào ninh với 1.5 lít nước trong 40 phút, sau đó vớt ra.
- Ướp bào ngư với gia vị, sau đó cho vào nồi nước xương gà ninh 30 phút.
- Tiếp đến cho táo đỏ, bắp ngô và nấm đông cô vào nồi, ninh trong 15 phút, thêm gia vị.
- Bước 3: Múc các nguyên liệu ra thố, thêm tổ yến lên trên cùng, thêm 2 – 3 lát gừng rồi chưng cách thủy 20 phút là hoàn thành món ăn.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
19. Cháo gạo lứt sò điệp hạt sen
Nguyên liệu
- Cồi sò điệp: 100g.
- Gạo lứt: 100g.
- Hạt sen: 50g.
- Xương gà: 300g.
- Hành tím, gừng, ngò.
- Rượu.
- Gia vị: Muối, đường phèn, hạt nêm, tiêu xay.
Cách nấu
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Sò điệp đem ngâm với hỗn hợp muối rượu chà đều để loại bỏ chất tanh.
- Gạo lứt vo sạch lại với nước 2-3 lần, rồi đem đi rang đến khi hạt gạo nở lách tách, dậy mùi để khi nấu cháo sẽ ngon hơn.
- Xương gà bạn loại bỏ phần da và mỡ, rửa sạch rồi chần sơ qua với nước sôi để khử mùi tanh.
- Hạt sen và ngò bạn rửa sạch để ráo, gừng bạn gọt vỏ rồi đập dập, hành tím thì cắt lát.
- Bước 2: Xào sò điệp
- Bạn bắc chảo lên rồi cho dầu mè vào, đợi dầu nóng thì cho gừng và hành tím vào xào thơm, tiếp tục cho sò điệp vào xào chung khoảng 5-10 phút đến khi sò điệp đã chín thì tắt bếp.
- Bước 3: Nấu cháo
- Bạn cho xương gà và hạt sen vào nồi cùng với 1.5 lít nước và 1 muỗng cà phê muối đun khoảng 20 phút cho ngọt nước. Sau 20 phút thì bạn cho gạo lứt vào nấu khoảng 15 phút cho gạo nở ra, rồi bạn cho cồi sò điệp vào.
- Nêm nếm gia vị với 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường phèn, nấu thêm 7-10 phút nữa rồi bạn múc ra tô, cho thêm 1 ít ngò và tiêu lên trên là ta đã có thể thưởng thức.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
20. Cháo cá nấm rơm
Nguyên liệu
- Cá diêu hồng/ Cá chép,….: 500g
- Gạo khô: 250g
- Tỏi: 60g
- Hành tím: 100g
- Gừng: 50g
- Hành lá: 50g
- Ngò rí: 30g
- Nấm rơm: 300
- Ăn kèm: rau đắng, giá, chanh, tiêu xay, ớt, nước mắm ớt cắt lát.
- Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, đường, bột ngọt,…
Cách nấu
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế cá: Cắt cá diêu hồng ra làm đôi, cho vào muối, gừng đập dập rồi chà xát lên cá để khử mùi tanh. Dùng dao mũi nhọn lọc bỏ chỉ máu dưới xương cá để không bị tanh. Sau đó, xả lại dưới vòi nước rửa sạch.
-
- Sơ chế nấm: Cho vào thau 1 lít nước lọc, nêm vào 1 muỗng cà phê muối để pha hỗn hợp nước muối loãng. Nấm rơm cắt đôi rồi cho qua nước muối loãng để ngâm trong 15 phút rồi đem ra rửa sạch và để ráo nước.
-
- Sơ chế các nguyên liệu khác: Cắt đôi 30g gừng, 1 nửa đập dập, 1 nửa còn lại cắt lát mỏng rồi cắt sợi.
- Cắt phần gốc hành lá, ngò rí để riêng, lấy phần lá cắt nhỏ.
- Cắt lát 30g tỏi rồi băm nhỏ. Cắt lát mỏng khoảng 50g hành tím.
- Sơ chế các nguyên liệu khác: Cắt đôi 30g gừng, 1 nửa đập dập, 1 nửa còn lại cắt lát mỏng rồi cắt sợi.
- Bước 2: Làm hành phi và lăn cá với dầu tỏi
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi cho hành tím cắt mỏng vào trên lửa lớn. Lắc đều chảo cho hành tiếp xúc đều dầu, khi hành vàng thì tắt bếp rồi lọc hành phi qua rây.
-
- Múc 1 muôi lớn dầu hành phi qua chảo, cho 30g tỏi băm vào rồi đảo sơ. Sau đó, cho cá vào lăn cho cá thấm đều dầu tỏi trên lửa vừa. Đảo đều cá khoảng 1-2 phút là được.
- Cho tiếp phần đầu và xương cá vào lăn tương tự.
- Bước 3: Nấu nước hầm cá và tách bỏ xương cá
- Đun 5 lít nước lọc, cho 30g hành tím, tỏi, gừng đập dập, gốc ngò rí và cá đã lăn dầu hành phi vào nấu trên lửa lớn. Khi nồi nước sôi thì vớt hết bọt và giảm lửa xuống vừa vừa nấu trong 20 phút.
-
- Sau 20 phút nấu thì vớt cá ra để nguội.
- Khi cá đã nguội thì dùng dao bỏ hết phần xương đi, phần xương đầu cá bỏ vào nồi nấu tiếp cho ngọt. Để cá đã tách xương ra dĩa, rắc lên 1 ít hành lá, hành phi và một ít tiêu lên.
- Bước 4: Vo gạo và rang thơm
- Cho 25g gạo khô vào thau, cho nước vào ngập để vo sạch trong 2 nước. Vo xong cho qua chảo rang trên lửa vừa.
- Rang đều đến khi gạo tơi chuyển sang vàng nhẹ và và có mùi thơm thì tắt bếp, để nguội.
Bước 5: Nấu cháo
-
- Nồi nước luộc cá đã nấu được 45 phút thì vớt đầu cá và xương cá ra, lọc nước để bỏ phần cặn và xương ra để khi ăn được an toàn. Sau đó, cho gạo rang vào, nước sôi mạnh thì vớt sạch bọt.
- Khuấy đều cháo khoảng 1-2 phút cho cháo không bị xém đáy nồi rồi canh lửa vừa nấu cho gạo nở ra.
-
- Nồi cháo nấu được 30 phút thì gạo đã nở và cháo có độ đặc thì châm khoảng 1 lít nước sôi vào. Nêm thêm 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh đường.
- Khi sôi lại nêm nếm lại cho vừa, cho thêm 2 muỗng canh nước mắm và cho nấm rơm vào nấu trong khoảng 1-2 phút là dọn ra và thưởng thức.
Mời các bạn tham khảo cách làm qua video tại đây:
Hãy để mình biết ý kiến của các bạn bằng cách để lại bình luận dưới đây nha!