Nước cốt dừa là thành phần cũng vô cùng quan trọng trong các món bánh dân dã, thường hay xuất hiện ở Miền Tây Nam Bộ. Bởi độ béo, mịn cùng với hương thơm của trái dừa xiêm tại vùng đất Bến Tre thân yêu, đầy bình yên thì khó mà thiếu được trong những món bánh của người dân Miền Tây. Nhưng để có thể chế biến được một chén nước cốt dừa tiêu chuẩn nhất, ngại gì mà không lướt qua bài viết để nhận ngay bí quyết để có thể hô biến ngay một chén nước cốt dừa ăn là ngất ngây.
1. Cách làm nước cốt dừa ngon đặc sánh đơn giản
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 300g dừa nạo
- 200ml nước ấm
- 1/5 muỗng cà phê muối
- 2 muỗng cà phê bột năng
- Ray lọc
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Cho 200ml nước ấm vào trong dừa nạo, sau đó dùng tay nhồi phần dừa nạo cùng với nước ấm.
Lưu ý: Mang bao tay trước khi nhồi phần dừa nhé. Các bạn nhồi nhiều lần để nước ấm hòa vào với dừa nạo để tạo được nhiều nước cốt nha.
Bước 2: Lọc phần nước cốt: Trước khi lọc nước cốt, các bạn chuẩn bị một chiếc ray lọc để có thể lọc đi những cặn dừa còn lại nhé.
Lưu ý: Các bạn vắt thiệt kĩ để lấy được nhiều nước cốt nhé.
Bước 3:Bắt bếp, cho nước cốt vào nồi và nấu lên. Khuấy đều tay và liên tục.
Bước 4: Sau khi nước cốt dừa đã sôi lên, các bạn cho vào 2 muỗng cà phê bột năng.
Lưu ý: Trước khi cho bột năng vào nước cốt dừa, các bạn cho nước lọc vào bột năng và khuấy cho phần bột năng tan đều. Và vừa cho vừa khuấy nhé.
Bước 5: Nấu thêm 1-2 phút và tắt bếp.
Bước 6: Sau khi nước cốt dừa hoàn toàn sệt lại, có độ mịn, các bạn để nguội và ăn cùng với các loại bánh sẽ rất ngon đấy.
Lưu ý: Các bạn có thể bảo quản nước cốt trong tủ lạnh để sử dụng lâu dài nhé.
Chúc các bạn thành công.
2. Nước cốt dừa cùng với lá dứa
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Dừa nạo (1kg). Vắt được 600ml nước cốt dừa. Nhưng các bạn chỉ sử dụng 400ml nước cốt thôi nhé.
- 20g bột năng
- 150g đường
- 20g bột gạo
- Muối
- Lá dứa (2-3 lá)
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Cho nước ấm vào dừa nạo và vắt lấy phần nước cốt dừa. (Nước cốt dừa nguyên chất)
Lưu ý: Các bạn có thể cho vào máy vắt để lấy nước cốt dừa, hoặc dùng tay vẫn được nhé.
Bước 2: Giữ lại phần xác khi đã vắt xong , các bạn cho nước ấm vào một lần nữa và vắt lần 2 để lấy phần nước dão dừa. (600ml nước dão dừa)
Bước 3: Cho nước dão dừa vào nồi (600ml), sau đó cho hết phần đường vào và khuấy đều lên để đường tan. Kế tiếp, cho 1/3 muỗng cà phê muối.
Bước 4: Cho lá dứa vào cùng với nước dão dừa và nấu lên.
Lưu ý: Các bạn khuấy đều liên tục nhé.
Bước 5: Độ sệt của nước cốt dừa cũng sẽ tùy thuộc vào món ăn, vì thế các bạn cần kiểm tra lại độ sệt của nước cốt dừa, nếu muốn tăng độ sệt của nước cốt lên, các bạn cho thêm bột gạo và bột năng vào nhé.
Bước 6: Cho 400ml nước cốt dừa vào. Và nấu thêm 1-2 phút.
Lưu ý: Các bạn khuấy đều liên tục nhé.
Các bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để nước cốt dừa được sử dụng lâu hơn.
Chúc các bạn thành công.
3. Nước cốt dừa để ăn chè
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 lon nước dão dừa hoặc nước cốt dừa nguyên chất (Dạng lon)
- 2 muỗng cà phê bột năng
- Lá dứa tươi hoặc dùng tinh dầu lá dứa (1/2 muỗng cà phê)
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Cho nước cốt dừa vào nồi, sau đó cho một lon nước lọc vào. Khuấy đều liên tục.
Bước 2: Khuấy bột năng cùng với nước lọc.
Lưu ý: Các bạn khuấy đều bột năng cho đến khi bột năng tan ra.
Bước 3: Cho 1/3 muỗng cà phê muối.
Lưu ý: Tuy nhiên các bạn có thể cho tùy theo sở thích và khẩu vị của mình nhé.
Bước 4: Cho 2 muỗng cà phê đường để giúp tăng độ ngọt lên. Và tiếp tục khuấy đều để tránh nước cốt dừa không bị sát nồi (Vì như thế sẽ làm cho nước cốt ra phần dầu dừa, mất đi độ ngon của nó.)
Bước 5: Cho bột năng vào từ từ, vừa cho bột năng các vẫn khuấy đều tay nhé.
Bước 6: Khi nước cốt dừa đã sôi lại, và các bạn xem lại độ đặc của nước cốt dừa. Và khi bột chính, các bạn nhắt bếp xuống.
Bước 7: Cho vào nước cốt dừa 1/2 muỗng cà phê tinh dầu lá dứa.
Lưu ý: Nếu các bạn có lá dứa, có thể cho lá dứa vào và tiếp tục nấu thêm 1-2 phút để lấy tinh chất của lá dứa tươi.
Chúc các bạn thành công.