Những ngày trưa hè nóng bức hoặc những ngày thời tiết nắng nóng mà có ly nước mát giải nhiệt bên cạnh thì còn gì tuyệt hơn. Lưu lại 12 công thức nấu các món nước mát thanh nhiệt để dùng nhé các bạn

Sponsor

1. Nước chanh sữa

Nước chanh sữa

Nguyên liệu:

  • Chanh 4 trái
  • Nước 1 lít
  • Đường trắng 120 gr
  • Sữa đặc 6 muỗng canh

Cách làm nước sữa chanh

  • Trái chanh đem rửa thật sạch rồi cắt thành miếng nhỏ. Cả nước, chanh và đường chia làm 2 phần. Lần lượt cho từng phần vào máy xay nhuyễn. Sau đó đỗ hỗn hợp đã xay ra rây lọc lấy nước bỏ bã. Cuối cùng chế nước chanh vào bình, cho sữa đặc vào khuấy tan đều, thêm đá là có thể thưởng thức.
  • Trời ngày hè nóng bức sẽ không còn là vấn đề khi bạn đã có cho mình một bình nước chanh sữa mát lạnh, ngọt thanh và cực kì hấp dẫn được pha chế theo kiểu Brazil này đấy. Nhanh lưu lại công thức ngay nhé.

2. Rau má nước dừa

Rau má nước dừa

Nguyên liệu:

  • Rau má 200 gr
  • Nước dừa 400 ml
  • Đường trắng 2 muỗng canh
  • Muối 1/2 muỗng cà phê

Cách làm rau má nước dừa:

  • Rau má rửa sạch, bỏ những lá bị dập úa. Dừa chọn loại có cơm dừa mềm để dễ nạo và ăn ngon hơn. Cho vào máy xay sinh tố 200gr rau má, 400ml nước dừa, 2 muỗng canh đường và 1/2 muỗng cà phê muối.
  • Chọn chế độ xay nhuyễn các nguyên liệu. Lọc bỏ xác rau má qua rây, chỉ giữ lại nước.
  • Nạo sẵn cơm dừa để riêng. Rau má dừa có thể giữ lạnh rồi uống hoặc uống chung với đá viên cũng rất ngon.
  • Thêm cái dừa lên trên và tận hưởng thôi nào.
  • Rau má dừa có mùi thơm đặc trưng của rau má, vị ngọt thanh của nước dừa tươi cộng với cái dừa béo béo, trưa hè nóng bức hoặc những ngày thời tiết nắng nóng mà có ly rau má dừa bên cạnh thì còn gì tuyệt hơn.

3. Nước sâm bí đao

Nước sâm bí đao

Nguyên liệu:

  • Bí đao 1 kg
  • Thục địa 10 gr
  • Nước 4 lít
  • Lá dứa 5 lá
  • Muối 1/3 muỗng cà phê
  • Đường phèn 150 gr

Cách làm nước sâm bí đao:

  • Bí đao rửa sạch không cần gọt vỏ xắt miếng mỏng. Thục địa xắt nhuyễn. Lá dứa rửa sạch.
  • Cho cả bí đao và thục địa, muối vào nồi nước rồi nấu đến khi bí thật nhừ. Khi bí đã chín nhừ cho lá dứa vào để lửa khoảng 5 phút nữa thì tắt lửa.
  • Đợi nồi bí giảm nóng thì lược bỏ xác bí, lấy phần nước cho đường phèn vào khuấy tan và cho vào tủ lạnh để uống dần. Để tủ lạnh có thể dùng đc 3 đến 5 ngày. Nếu thích khi uống có thể cho thêm đá.

4. Nước chanh hạt chia

Nước chanh hạt chia

Nguyên liệu

  • Chanh 3 trái (Lớn)
  • Hạt chia 5 muỗng cà phê
  • Sả 4 cây
  • Đường trắng 200 gr

Cách làm nước chanh hạt chia

  • Sả cắt bỏ phần lá và thân già rồi cắt khúc nhỏ 5cm. Cho sả vào nồi nấu cùng với 200gr đường và 250ml nước đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu 15 phút rồi tắt bếp. Vậy là đã xong phần syrup sả. Bạn có thể làm nhiều hơn cho vào chai bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
  • Chanh vắt lấy nước cốt. Mình sử dụng chanh Úc nên quả lớn hơn chanh thường, 3 trái vắt được khoảng 180ml nước cốt chanh.
  • Cho vào bình nước chanh vừa vắt cùng với 250ml nước lọc, 1/2 số sirup sả rồi khuấy đều. Nêm nếm và thêm bớt syrup sả tùy khẩu vị. Đến đây bạn có thể cho trực tiếp hạt chia vào hoặc ngâm chia với nước ấm cho nở trước rồi vớt vào bình, khuấy đều rồi thêm đá là có thể dùng được rồi.
  • Khi cho hạt chia vào nước hạt sẽ nở ra, tạo cảm giác rất vui miệng khi uống. Thêm nữa là vị nước chanh chua ngọt, đặc biệt với hương sả thoang thoảng mang đến sự thư thái và mát lành. Hạt chia có giá trị dinh dưỡng rất lớn, kết hợp với nước chanh cũng là một loại nước thần thánh đối với sức khỏe chúng ta, tạo ra một loại thức uống đặc biệt tốt và chứa nhiều lợi ích. Sử dụng hàng ngày để có được một cơ thể khỏe mạnh và săn chắc bạn nhé!

5. Nước mía lau,củ năng hạt chia đường phèn

Nước mía lau,củ năng hạt chia đường phèn

Nguyên liệu:

  • Mía: khoảng 6 đoạn dài 15cm (không kiếm được mía lau thì dùng mía thường, có mía lau thì càng tốt cho sức khoẻ)
  • Củ năng (củ mã thầy): 200-300gr
  • Lá nếp (lá dứa): 4 lá
  • Hạt chia: tuỳ ý thích nhiều hay ít, khoảng 3-4 thìa canh ăn phở)
  • Đường phèn: 100gr (độ ngọt tuỳ theo ý thích,nếu thích uông nhạt thì không cần cho đường phèn cũng được vì lúc nấu mía cũng tiết ra nước ngọt rồi)
  • Nước trắng: 2 lít (mùa hè nấu nhiều hơn để ngăn mát tủ lạnh uống dần,dùng được trong hai ngày)

Cách làm nước mía lau,củ năng hạt chia đường phèn

  • Củ năng mua sẵn loại người ta gọt vỏ về đỡ mất công gọt, nếu mua cả củ nguyên thì về rửa thật sạch bùn đất, gọt vỏ, tráng qua nước đun sôi để nguội. Thái miếng nhỏ vừa ăn.
  • Mía mua loại tước vỏ hoặc mua cả cây về tước vỏ, chặt khúc dài 15cm, chẻ thành những thanh nhỏ.
  • Hạt chia hoà với nước đun sôi để nguội, ngâm nở.
  • Lá nếp rửa sạch,để lại một lá sau trang trí, còn lại cuộn tròn thành một cuộn cho gọn.
  • Cho mía cùng 2 lít nước vào nồi cùng đường phèn (mùa hè có thể đun thêm nước khoảng 3-4l tuỳ ý, để ngăn mát tủ lạnh uống trong hai ngày). Đun sôi các nguyên liệu, hạ lửa nhỏ đun liu riu khoảng 15-20p cho mía tiết ra chất ngọt.
  • Sau 15-20p, dùng cái rây lọc qua một lần nước mía cho sạch cặn mía. Đổ nước mía vào nồi, thêm củ năng và lá dứa đun thêm 10p nữa, nêm nếm theo sở thích và tắt bếp để nguội.
  • Cho nước mía củ năng vào ngăn mát tủ lạnh, khi uống hoà thêm chút hạt chia đã ngâm nở. Không cần thiết cho đá và uống lạnh để giải khát. Trẻ con bà bầu đều uống được.
  • Ngoài ra mọi người cũng có thể kết hợp các nguyên liệu trên với: râu ngô, rễ cỏ tranh, hạt sen cũng rất tốt và mát nếu tìm đủ được các nguyên liệu.

6. Nước ép cà rốt + táo + chanh

Nước ép cà rốt + táo + chanh

Cách làm nước ép chanh, cà rốt Táo tây:

  • Lấy 1 trái Táo tây gọt bỏ vỏ, cắt hạt lựu rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng 1 củ cà rốt, thêm 1 muỗng canh nước chanh vắt vào và khuấy đều, thêm một ít đường cho dễ uống. Món này dùng lạnh sẽ rất ngon, không chỉ thế còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, cải thiện thị lực, thích hợp với trường hợp mắt bị mệt mỏi.

7. Trà sữa nước cốt dừa

Trà sữa nước cốt dừa

Nguyên liệu:

  • Trà túi lọc 3 gói
  • Nước cốt dừa 30 ml
  • Siro dừa 20 ml
  • Kem béo 30 ml (Sữa béo Rich’s lùn)
  • Nước đường 20 ml

Cách làm trà sữa nước cốt dừa:

  • Trà ngâm nước sôi cho nở lấy nước. Nếu pha chế bằng hồng trà hoặc lục trà (green tea) sẽ ngon hơn trà túi lọc.
  • Cho vào trà đã pha sẳn 30ml nước cốt dừa, 20ml kem béo, 20ml syrup dừa và 20ml nước đường. Khuấy đều hỗn hợp trên hoặc có thể bỏ vào bình lắc để lắc sủi bọt thì uống sẽ ngon và dậy mùi hơn.
  • Cho thêm đá trà sữa đã pha chế và thưởng thức kèm với hạt trân châu hoặc bất kỳ topping nào bạn thích như thạch phô mai tươi, trân châu đen, trân châu trắng hay thạch trái cây…

8. Nước mía ép thơm

Nước mía ép thơm

Nguyên liệu:

  • Nước mía 400 ml
  • Thơm 1/4 trái

Cách làm nước mía ép thơm:

  • Thơm mua về rửa sạch, chỉ sử dụng 1/4 miếng thơm cho 400ml nước mía. 1/4 miếng thơm bạn cắt nhỏ, dằm và vắt lấy nước ép thơm.
  • Cho lần lượt 400ml nước mía (nước mía phải tươi và ngọt) và 30ml nước ép thơm vào máy xay sinh tố, bấm nút cho máy chạy khoảng 30s là được.
  • Cho đá viên vào ly, rót nước mía ép thơm vào quậy đều rồi uống lạnh. Nước mía vốn dĩ có hương vị đơn thuần là ngọt dịu, về sau được nhiều người pha chế với nhiều loại khác nhau như người Sài Gòn hay cho thêm tắc vào cho ra ly nước mía thêm phần ngon. Thì ngày nay nhiều người còn pha chế thêm nước ép thơm cùng nước mía cho ra thức uống bổ dưỡng, và vitamin có trong trái thơm giúp cho hệ tiêu hóa của bạn tốt hơn.

9. Nước mủ trôm – hạt é – sương sâm

Nước mủ trôm – hạt é – sương sâm

Nguyên liệu:

  • Mủ trôm nguyên chất(mủ trôm thô): 30gram
  • Hạt é : 20gram
  • Sương sâm/Sương sáo: 200g
  • Nước tinh khiết: 1 lít
  • Đường cát/ đường phèn: 100g
  • Đá bi

Thực hiện:

  • Mủ trôm nguyên chất: cho ngâm trong 0.5 lít nước ấm(70 Oc) trong vòng 6-8 giờ cho mủ nỡ đều
  • Hạt é: ngâm trong 0.5 lít nước nguội trong vào 10 – 15 phút
  • Sương sâm/sương sáo: sắt nhỏ( như thạch dừa) hoặc to tùy thích
  • Cho thêm đường vào hỗn hợp nước mủ trôm, hạt é, sương sâm khoáy đều, thêm đá bi vào là các bạn đã có thức uống dinh dưỡng mát lành cho gia đình, bạn bè.

10. Nước chanh trà xanh hoa đậu biếc

Nước chanh trà xanh hoa đậu biếc
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Nguyên liệu:

  • Hoa đậu biếc 2 muỗng canh
  • Nước 3 chén
  • Đường trắng 158 gr
  • Bột trà xanh 2 muỗng cà phê
  • Nước cốt chanh 78 ml

Cách làm nước chanh trà xanh hoa đậu biếc:

  • Bắt đầu với nước chanh trước vì sẽ mất nhiều thời gian nhất để làm. Làm siro nước chanh đơn giản bằng cách cho đường, 1 chén nước và nước cốt chanh vào nồi và đun sôi. Hạ lửa xuống cho đến khi đường tan hoàn toàn, khoảng 3 phút. Giảm nhiệt và để nguội.
  • Tiếp theo, pha nước hoa đậu biếc bằng cách ngâm hoa trong 1 chén nước sôi trong 5 phút. Càng ngâm lâu, màu xanh đậm hơn, bỏ xác hoa và để nguội.
  • Cho bột trà xanh vào tô và cho khoảng 3 muỗng canh nước nóng (80° C) vào cùng, từ từ khuấy đều bằng cách sử dụng một que khuấy trà xanh cho đến khi tất cả các chất cặn biến mất. Thêm phần nước còn lại và khuấy trà xanh cho đến khi tạo bọt.

    Cho đá vào 2 ly thủy tinh. Đổ nước hoa đậu biếc vào khoảng 1/3 ly. Đổ siro nước chanh vào khoảng 1/3 ly nữa, lập tức nước đậu biếc sẽ chuyển sang màu tím đẹp tuyệt vời, cuối cùng là thêm nước trà xanh vào.

11. So da chanh

So da chanh

Nguyên liệu:

  • Gừng 50g
  • Giấm táo 225ml
  • Đường 200g
  • Nước chanh 30ml
  • Soda 1 lon

Cách làm soda chanh:

  • Bước 1: Gừng rửa sạch, gọt vỏ, rồi cắt thành những lát mỏng.
  • Bước 2: Cho gừng và giấm táo vào nồi, đun ở lửa nhỏ đến khi thấy nước sôi (sủi bọt ở quanh thành nồi) thì tắt bếp.
  • Bước 3: Đổ phần nước ra 1 cốc thủy tinh rồi để nguội hoàn toàn. Khi nước đã nguội, bọc 1 lớp màng bọc thực phẩm cho kín phần miệng rồi để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 24h. Sau 24 tiếng các bạn bỏ ra lọc lại 1 lượt qua rây để thu phần nước trong.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp nước gừng vừa lọc vào cùng với đường đun ở lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đến khi hỗn hợp sôi thì hạ lửa nhỏ đun liu riu thêm 2-3p nữa rồi tắt bếp. Để nguội hoàn toàn. Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh, đậy kín thì siro gừng này các bạn có thể bảo quản trong 2 tháng để dùng dần nhé.
  • Bước 5: Cho đá vào ly. Đổ soda vào, thêm nước chanh, cuối cùng là siro gừng (60-70ml). Vậy là món soda chanh đã hoàn thành. Khi uống các bạn khuấy đều lên nhé.

12. Nước củ sen

Nước củ sen

Nguyên liệu

  • Củ sen 250 gr
  • Hạt sen tươi 100 gr
  • Lá dứa 5 lá
  • Đường phèn 100 gr

Cách làm nước củ sen

  • Củ sen gọt vỏ thái khoanh tròn mỏng. Hạt sen bỏ vỏ và tâm sen.
  • Đặt 1 lít nước lên bếp, thêm lá dứa. Nước sôi cho phần củ sen vào nấu trong 20 phút.
  • Cho hạt sen tươi vào nồi, thêm đường phèn theo khẩu vị ngọt của gia đình
  • Tiếp tục nấu thêm 10 phút tắt bếp. Để nguội cho vào ly để tủ lạnh uống dần
Bạn thấy bài này hay không?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
Yêu Ẩm Thực

http://yeuamthuc.org/

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz