Thời tiết lạnh lẽo của mùa đông như này có lẽ những món ăn là thứ chữa lành lớn nhất đối với con dân Miền Bắc. Cùng yeuamthuc.org điểm qua 8 món ăn phù hợp với thời tiết se lạnh miền bắc ngay sau đây nhé!

Sponsor

1. Chân giò hầm măng khô

Nguyên liệu

  • Chân giò: 700 gr
  • Măng khô: 200 gr
  • Nước dừa: 500 ml
  • Hành tím: 2 muỗng canh (băm nhỏ)
  • Hành lá: 1 muỗng canh (cắt nhỏ)
  • Dầu ăn: 2 muỗng canh
  • Nước mắm: 1.5 muỗng canh
  • Hạt nêm/muối: 1 ít
    Cách nấu chân gà hầm măng khô. (Nguồn: Internet)

Cách làm

  • Bước 1: Sơ chế măng khô
    • Ngâm măng khô với 1 lít nước ấm trong 30 phút. Sau đó, vớt măng khô ra và luộc thêm 15 phút nữa.
    • Kế đến, bạn vớt măng ra, để ráo và xé măng thành những miếng nhỏ cho vừa ăn.
  • Bước 2: Sơ chế, hầm chân giò
    • Chân giò mua về chặt thành những khoanh vừa ăn, rửa kĩ với nước muối rồi đem rửa sạch lại và để ráo.
    • Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 2 muỗng canh dầu ăn vào và phi thơm 1 muỗng canh hành tím băm.
    • Sau khi đã phi thơm hành tím thì cho giò heo vào và xào săn lại. Kế đến, thêm 500ml nước dừa vào nồi hầm khoảng 15 phút. Khi nước dừa trong nồi đã cạn gần một nửa thì bạn cho măng khô vào rồi đảo đều lên.
    • Cho thêm 200ml nước, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm vào và đảo đều 1 lần nữa.
  • Bước 3: Hầm món ăn ở lửa nhỏ trong 60 phút nữa rồi nêm nếm lại cho vừa ăn là hoàn thành rồi. Bày món ăn ra dĩa, rắc thêm một chút hành lá lên trên là bạn đã có ngay một dĩa chân giò hầm măng khô cực ngon và hấp dẫn rồi.
    • Khi ăn, bạn vừa cảm nhận được vị ngọt của chân giò mềm béo và mùi thơm thoang thoảng, độ dai của măng khô. Đảm bảo cả nhà sẽ thích mê đấy!

2. Thịt đông

Nguyên liệu

  • Thịt chân giò: 500 gr
  • Da heo: 200 gr
  • Hành tây: 1 củ
  • Hành tím: 3 củ
  • Nấm hương: 50 gr (ngâm nở)
  • Nấm mèo/ mộc nhĩ: 50 gr(ngâm nở)
  • Dầu ăn: 1 ít
  • Nước mắm: 1 muỗng cà phê
  • Hạt nêm: 1 muỗng cà phê
  • Muối: 1 ít
    Cách nấu món: Thịt đông. (Nguồn: Internet)

Cách làm

  • Bước 1: Sơ chế và ướp thịt chân giò
    • Để khử mùi hôi, chân giò mua về dùng dao lam cạo sạch phần lông, rồi dùng muối chà xát, sau đó rửa lại với nước sạch. Chẻ chân giò ra miếng vừa phải và lọc bỏ mỡ và xương.
    • Ướp thịt chân giò với 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm trong 30 phút để thịt ngấm gia vị.
  • Bước 2: Sơ chế da heo
    • Trước tiên, bạn ngâm da heo trong nước muối pha loãng tầm 15 phút, sau đó rửa lại qua 2 – 3 lần nước sạch rồi cắt thành khúc vừa ăn.
    • Bắc nồi nước lên bếp, cho vào 1 ít muối, khi nước sôi, cho da heo vào chần sơ khoảng 2 phút rồi vớt ra, cho vào tô nước lạnh để da giữ độ giòn, không bị thâm rồi cho ra rổ, để ráo.
  • Bước 3: Xào thịt
    • Cho vào chảo 1 ít dầu ăn và phi với 1 củ hành tím băm nhỏ.
    • Tiếp đến, bạn cho tô thịt vừa ướp vào trong chảo đã phi dầu và tiến hành đảo đến khi thấy thịt bắt đầu săn lại thì tắt bếp.
  • Bước 4: Nấu thịt chân giò
    • Cho thịt vào nồi áp suất, đổ 1 lít nước vào cho ngập thịt, rồi tiến hành nấu trong 5 phút.

      Hết thời gian nấu, nồi chuyển sang chế độ hâm, bạn xả áp suất trong nồi ra.

    • Mở nắp nồi áp suất ra, cho da heo và hành tây vào nấu cùng thịt trong 15 phút.
    • Nấu xong bạn xả áp như thường và vớt da heo, hành tây ra.
    • Nấm hương và nấm mèo bạn cho ngâm nước cho nở ra rồi mới cắt thành sợi cho vào nồi, rắc hạt tiêu và đảo đều, nấu tiếp 5 phút.
    • Hết thời gian nấu, bạn xả áp ra, khi thịt đã nhừ, bạn múc ra tô, để nguội, cho vào tủ lạnh 4 tiếng để thịt đông là hoàn thành.

3. Lẩu riêu cua bắp bò

Nguyên liệu

  • Cua đồng: 1 kg
  • Sườn sụn: 500 gr
  • Bắp bò: 500 gr
  • Đậu hũ: 200 g
  • Bún sợi nhỏ: 2 kg
  • Cà chua: 300 g
  • Tỏi: 10 g
  • Ớt: 10 g
  • Hoa chuối: 200 g
  • Tía tô: 200 g
  • Kinh giới: 200 g
  • Giá: 200 g
  • Xà lách: 200 gr
  • Ngò tàu: 200 g
  • Cơm mẻ: 10 g
  • Dấm bỗng: 10 g(nếu có)
  • Mắm tôm: 50 g
  • Hạt nêm: 10 g
  • Đường: 10 g
  • Rau muống bào: 200 gr
  • Muối: 10g
  • Dầu ăn: 10 ml
    Cách nấu Lẩu riêu cua bắp bò. (Nguồn: Internet)

Cách làm

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
    • Tỏi, cà chua, ớt: tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đem đập dập, băm nhỏ, để riêng. Cà chua cắt bỏ cuống, rửa sạch rồi đem xắt múi cau. Ớt bỏ cuống, rửa sạch rồi xắt lát nhỏ, để riêng.
    • Rau sống: gồm rau muống bào, hoa chuối, xà lách, tía tô, kinh giới, giá và ngò tàu đem lặt sạch, rửa kỹ rồi ngâm nước muối pha loãng 15 phút rồi xả lại với nước sạch, vẩy khô và để ráo
    • Đậu hũ:rửa sạch và cắt miếng vừa ăn rồi để riêng.
    • Sườn sụn: rửa sạch, để ráo, sau đó thái miếng vừa ăn. Sau đó ướp sườn sụn với 1 muỗng cafe hạt nêm, 1/2 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng cafe đường và 1/2 muỗng cafe tỏi băm nhỏ. Bạn trộn đều và để 30 phút cho sườn thấm gia vị.
    • Bắp bò rửa sạch với nước muối pha loãng rồi xả lại với nước sạch và để ráo. Sau đó, xắt bắp bò thành những miếng mỏng vừa ăn. Sau khi xắt xong, bạn ướp bắp bò với 1 muỗng cafe hạt nêm và để khoảng 30 phút cho bắp bò thấm gia vị rồi xếp bắp bò ra đĩa, để riêng.
    • Cua đồng làm sạch, tách mình cua để khều lấy gạch cua và để riêng ra chén nhỏ. Tiếp theo, bạn đem cua rửa sạch rồi cho vào cối, cho thêm chút muối và giã nát (hoặc bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay cua). Sau khi giã xong, bạn hãy lọc lấy nước và bỏ phần xác cua.
  • Bước 2: Ninh (hầm) sườn cho nồi nước lẩu
    • Đối với nồi bình thường: Đem sườn luộc sơ trước cho hết phần cặn bẩn và mùi hôi. Bắc nồi nước lên bếp và đun cho sôi, có thể cho vào một nhúm muối hoặc ít giấm tùy thích.
      • Khi nào nước sôi thì mới cho sườn vào, nước bắt đầu sôi lại và có bọt thì tắt bếp ngay và vớt sườn ra.Bắc tiếp một nồi nước khác và cho phần sườn đã chần lúc nãy vào từ đầu, bắt đầu hầm từ 30 – 45 phút cho sườn chín mềm và ra nước ngọt.
    • Đối với nồi áp suất: Bật bếp, cho sườn sụn đã thấm gia vị vào nồi áp suất đem ninh khoảng 15 – 20 phút cho sườn chín mềm.
  • Bước 3: Làm gạch cua, chiên đậu hủ
    • Làm gạch cua: Phi thơm tỏi băm nhỏ và cho phần gạch cua đã tách riêng lúc nãy vào xào chín, nêm thêm chút nước mắm cho vừa miệng rồi trút ra, để riêng.
    • Chiên đậu hủ: Bạn cho thêm dầu ăn vào sao cho ngập mặt chảo, chờ cho dầu sôi thì cho đậu hũ đã xắt miếng vào chiên chín vàng các mặt. Khi đậu hũ chín vàng, vớt ra để trên đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu cho ráo.
  • Bước 4: Nấu riêu cua
    • Bạn cho nồi nấu lẩu lên bếp, cho 1 chút dầu chiên đậu hũ vào nồi, cho thêm 1 muỗng tỏi băm (tùy ít hay nhiều) vào phi thơm.
      • Khi tỏi dậy mùi thơm, bạn cho hết tô nước lọc cua vào, cho thêm 1 muỗng cafe mắm tôm, 1 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng cafe đường và 1 muỗng cafe muối vào, khuấy nhẹ tay rồi đun sôi.
    • Khi gạch cua nổi lên thì bạn cho nhỏ lửa, dùng vá (muôi) vớt hết gạch cua cho vào cái chén riêng để khi ăn lẩu thì dùng.
    • Tiếp theo, cho cà chua vào nồi nước lẩu, cho hết phần nước và sườn sụn đã ninh chín mềm vào, cho thêm 3 muỗng canh cơm mẻ, 2 muỗng canh dấm bỗng vào và đun cho sôi lại thì nêm nếm cho vừa miệng.

4. Sườn ram

Nguyên liệu

  • Sườn heo: 800 gr
  • Hành tím: 3 củ
  • Gừng: 1/2 củ
  • Sả băm: 3 muỗng canh
  • Tỏi băm: 2 muỗng canh
  • Hành tím băm: 2 muỗng canh
  • Ớt băm: 1 muỗng canh
  • Nước dừa: 300 ml
  • Nước mắm: 1 muỗng canh
  • Dầu mè: 1/2 muỗng canh
  • Dầu hào: 1/2 muỗng canh
  • Tương ớt: 1 muỗng canh
  • Tương cà: 1 muỗng canh
  • Bột chiên giòn: 50 gr
  • Dầu ăn: 200 ml
  • Gia vị thông dụng 1 ít(đường/ muối/ hạt nêm/ tiêu)
    Cách làm sườn ram. (Nguồn: Internet)

Cách làm

  • Bước 1: Sơ chế sườn
    • Sườn mua về đem cắt khúc vừa ăn, sau đó đem chà xát với muối rồi rửa sạch lại.
    • Chuẩn bị một nồi nước và cho vào nồi 3 củ hành tím, 1/2 củ gừng cắt nhỏ. Đợi nước sôi thì cho sườn vào trụng sơ đến khi nước sôi lại thì tắt bếp, vớt sườn ra, rửa sạch sườn lại rồi để ráo.
  • Bước 2.: Chiên sườn
    • Cho vào tô 50gr bột chiên giòn, sau đó áo một lớp mỏng bột chiên giòn lên sườn.
    • Bắc chảo lên bếp và cho dầu ăn vào ngập khoảng nửa đốt tay, khi dầu sôi tăm thì cho sườn vào chiên vàng đều các mặt trên lửa vừa, sau đó gắp ra cho vào giấy thấm dầu.
  • Bước 3: Rim sườn
    • Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, cho 2 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng canh hành tím băm, 2 muỗng canh sả băm vào phi vàng thơm.
    • Chỉnh lửa nhỏ, cho vào chảo 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh tương cà, 1/2 muỗng canh dầu mè, trộn đều rồi cho 300ml nước dừa tươi vào nấu sôi.
    • Khi hỗn hợp sôi thì cho sườn vào, đảo đều rồi nấu trong 30 phút, sau đó cho 1 muỗng canh sả băm và 1 muỗng canh ớt băm vào là hoàn thành.

5. Cháo lòng

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ, gạo nếp, đỗ xanh
  • Tiết heo
  • Lòng heo
  • Dạ dày, thịt dải, gan,… (tùy sở thích)
  • Rau, quẩy ăn kèm.
Cách nấu cháo lòng ngon gây thương nhớ. (Nguồn: Internet)

Cách làm

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
    • Bóp các loại lòng với giấm và muối, mát xa nhẹ nhàng. Tiếp theo rửa lại, cho giấm, muối bóp lại, ngâm thêm 15”.
    • Với lòng non luộc thì phải tuốt sạch phần dịch trắng bên trong. Làm thật tỉ mỉ để không bỏ sót.
      • Ngoài những cách trên, có thể dùng gừng hoặc rượu để khử mùi triệt để.

        Làm dồi

    • Băm nhỏ hành lá, hành tím, gan heo, mỡ heo, rau thơm (nếu thích). Cho vào bát tiết, thêm gia vị, nước mắm, hạt tiêu và trộn đều.
    • Dùng dây và buộc kín 1 đầu lại. Lấy phễu tam giác để đưa nhân vào bên trong. Dàn đều phần nhân để tạo thành 1 dải có kích thước tương tự nhau. Cứ được khoảng 50cm thì bạn lại buộc thắt eo lại 1 lần. Như vậy thì dải lòng sẽ không quá dài, dễ luộc hơn.
  • Bước 2: Luộc lòng
    • Luộc các loại lòng, gan, dạ dày,… chung 1 mẻ. Khoảng 10” thì vớt lòng nòn ra trước. Thêm 5” sau thì vớt dạ dày. Thả 2 nguyên liệu này vào bát đá lạnh.
    • Nếu có các món khác mỏng như 2 đồ trên thì cũng vớt sớm, vì nội tạng nói chung rất nhanh chín.
    • Gan và lách thì phải đợi thêm 7-10”. Thử độ chín bằng cách xiên que và không thấy nước hồng chảy ra.
    • Sau khi vớt hết toàn bộ thì luộc dồi. Thả dồi vào nước sôi, giảm ½ nhiệt, đậy nắp và luộc trong 15-20” (tùy kích thước). Dùng que nhỏ để kiểm tra độ chín, làm tương tự như khi luộc gan.
  • Bước 3: Nấu cháo
    • Dùng nước luộc lòng để nấu cháo là chuẩn nhất. Nếu không có thể nấu cháo với xương heo như cách thông thường. Và chuyển công đoạn này lên bước đầu.
    • Nước đã nóng sẵn nên chỉ việc đổ gạo tẻ, gạo nếp, đỗ xanh vào là xong. Để lửa liu riu và nấu trong khoảng 60-90”.
    • Trong thời gian đó, cứ 15” lại khuấy 1 lần để gạo không bị bén nồi.
    • Tới khi gần tắt bếp thì dùng tới tiết đã chuẩn bị. Đổ đều tay, tay còn lại dùng muôi khuấy đều để huyết không bị vón cục lại 1 chỗ.
  • Bước 4: Thưởng thức
    • Cách 1:
      • Xếp các loại lòng này xuống đáy bát. Sau đó đổ cháo nóng hổi lên trên cùng. Cuối cùng là rải đầu hành (chẻ nhỏ) và rắc hành lá, tía tô. Khi ăn thì cho thêm ớt bột và tiêu sẽ ngon hơn.
    • Cách 2: Múc cháo vào nồi lẩu, thêm nước xương cho loãng, đun sôi, sau đó nhúng các loại lòng, rau như ăn lẩu ý ạ, đảm bảo ngon tuyệt cú mèo.
      • Pha thêm 1 bát mắm nguyên chất + hành khô thái lát, vắt chanh và cho vài lát ớt tươi.
      • Rau ăn kèm thì nhớ rửa sạch và khử khuẩn bằng nước muối nhé ạ.

6. Bò kho

Nguyên liệu

  • Thịt nạm bò (bắp bò,gân bò,dẻ sườn bò…): 1 kg tuỳ lượng người ăn mà điều chỉnh cho phù hợp.
  • Rượu vang đỏ: 40ml (không có thì dùng 30ml rượu gạo trắng hoặc vodka)
  • Cà rốt: 2 củ
  • Khoai tây: 3 củ
  • Gia vị bò kho mua sẵn trong siêu thị: 1 gói (không có dùng 1-2 thìa cà phê ngũ vị hương)
  • Mình không dùng thêm quế,hoa hồi…như các công thức khác vì không thích quá nhiều mùi của các gia vị này,nên chỉ dùng gói gia vị bò kho hoặc chút ngũ vị hương là đủ.
  • Gừng nhỏ: 1 nhánh
  • Sả: 1 nhánh
  • Cà chua: 2 quả
  • Sốt cà chua: 100ml(mua sẵn chai trong siêu thị)
  • Tỏi: 5-6 nhánh
  • Gia vị: nước mắm,hạt tiêu,bột nêm.
    Cách nấu Bò kho. (Nguồn: Internet)

Cách làm

  • Bước 1: Sơ chế
    • Thịt nạm bò rửa thật sạch,đun sôi nồi nước trần qua một lần cho hết mùi hôi,rửa lại một lần nữa và thái miếng vuông vừa ăn.
    • Hai quả cà chua rửa sạch,gạt bớt hạt thái nhỏ.
    • Cà rốt gọt vỏ,rửa sạch,khía khoa cắt dầy 2cm
    • Khoai tây gọt vỏ ngâm nước cho đỡ thâm,vớt ra bổ làm 4.
  • Bước 2: Ướp thịt bò với 100ml sốt cà chua,40ml rượu vang đỏ hoặc 30ml rượu gạo trắng,1 gói gia vị bò kho hoặc chút ngũ vị hương,5-6 thìa canh nước mắm ngon,1 thìa cà phê hạt tiêu,1 thìa canh đường (đường có thể cho hoặc không đều được),1 thìa canh dầu ăn,1 thìa canh dầu hào,tỏi băm,1 nhánh xả đập dập 1 nhánh gừng thái mỏng.
    • Trộn đều thịt với các gia vị và ướp trong 20-30p cho thịt ngấm gia vị. (thìa canh tính theo thìa ăn phở)
  • Bước 3: Cho cà chua vào nồi xào cho chín mềm, tiếp tục đổ hết phần nạm bò đã ướp gia vị vào xào qua, đổ khoảng 2 bát con nước vào hầm khoảng 20p, thử thấy thịt bò gần mềm thì đổ khoai tây vào trước,đợi khoai tây gần chín mềm tiếp tục đổ nốt cà rốt vào hầm,nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn, nếu nhạt cho chút bột nêm.
    • Thịt bò chín mềm,khoai tây cà rốt cũng chín mềm nhưng còn nguyên miếng,nước kho thịt sền sệt không ít và nhiều nước quá. Múc thịt kho ra ăn nóng với cơm.

7. Bánh đa cá nấu rau cải

Nguyên liệu

  • Cá diêu hồng hoặc cá rô phi: 1 con (tuỳ lượng người ăn mà lựa chọn), bảo cửa hàng họ mổ làm sạch và lọc sẵn.
  • Xương ống lợn: 200-300gr
  • Rau cải canh: 1 bó
  • Mỳ chũ trắng (bánh đa trắng)
  • Bột nghệ, hạt tiêu, gừng củ, hành củ…
  • Bột chiên giòn Ajiquick: 1 gói
Cách nấu Bánh đa cá nấu rau cải. (Nguồn: Internet)

Cách làm

  • Bước 1: Xương ống mua về rửa sạch, chần qua nước sôi để bỏ hết các bụi bẩn và mùi hôi, đổ khoảng 1,5l nước vào nồi ninh,thêm miếng gừng và vài củ hành tím nướng thơm,ninh đến khi ra nước ngọt và xương mềm nhừ,nếu có bọt để ý hớt bọt cho nước dùng được trong.
  • Bước 2: Cá đã lọc thịt, rửa lại, cắt miếng vừa ăn, ướp với một chút hành tím băm nhỏ, chút hạt tiêu, nước mắm, chút bột nghệ, để ngấm trong 15p.
    • Mang cá ra lăn qua lớp bột chiên giòn Ajiquick.
    • Chiên cá làm hai lần để cá được vàng giòn hơn: lần một chiên sơ qua,để cá nguội chiên tiếp lần hai cho vàng hẳn (lớp bột chiên giòn không được dầy quá hoặc ít quá)
  • Bước 3: Phần xương cá có thể cho vào nồi nước dùng xương để nước ngọt hơn.
    • Bánh đa trắng hoặc mỳ chũ,ngâm nước cho nở,rửa sạch để ráo
    • Rau cải canh rửa sạch thái nhỏ
    • Đun sôi lại nồi nước dùng,vớt hết phần xương lợn và cá để ra ngoài,nên nếm gia vị cho vừa miệng.
    • Trần qua bánh đa trắng và rau cải,cho ra bát,thêm phần thịt cá rán vàng,chan nước dùng thật nóng. (nếu thích vị thì là thì mọi người cho thêm chút rau thìa là vào nhé)

8. Trứng gà ngâm xì dầu

Nguyên liệu

  • Trứng gà ta: 8-10 quả
  • Nước tương (xì dầu): 160ml
  • Dầu hào: 1 thìa ăn phở
  • Muối ăn: 1/2 thìa cà phê
  • Đường nâu (vàng hoặc trắng): 2-3 thìa ăn phở
  • Nước trong: 500ml
  • Rượu trắng: 2 thìa ăn phở
  • Hành lá: 4 nhánh
  • Hành tây: 1/2 củ nhỏ
  • Gừng: 2 lát mỏng
  • Tỏi: 5 tép
  • Ngoài ra còn có: muối tinh và giấm ăn,đá viên dùng trong quá trình luộc trứng.
    Cách làm Trứng gà ngâm xì dầu. (Nguồn: Internet)

Cách làm

  • Bước 1: Trứng gà rửa nhẹ nhàng sạch từng quả một cho sạch.
    • Đổ nước vào nồi, căn ngập trứng, đun sôi cho vào nồi nước 1 thìa ăn phở giấm ăn,1 thìa cà phê muối (mục đích để bóc trứng được dóc vỏ).
    • Khuấy đều các nguyên liệu,từ từ thả nhẹ nhàng từng quả trứng vào nồi,hạ bớt lửa,tốt nhất luộc với lửa trung bình,lửa to quá trứng dễ nứt vỡ.
    • Dùng thìa to khuấy đều trứng theo chiều kim đồng hồ,mục đích để khi luộc xong lòng đỏ sẽ nằm ở giữa quả trứng không bị lệch.
    • Tính từ lúc nước sôi thả trứng vào luộc thời gian khoảng 6-7p thì được trứng lòng đào,vớt trứng ra bát nước nhiều đá cho trứng nguội.
    • Ai không muốn ăn trứng lòng đào thì luộc thêm 2 phút để trứng chín thêm.
  • Bước 2: Làm nước ngâm: cho nước lọc, nước tương, dầu hào, đường (dùng đường nâu Hàn Quốc hoặc đường vàng là ngon nhất,không có dùng đường cát trắng) vào nồi để lửa nhỏ vừa đun sôi tắt bếp (mọi người có thể nêm nếm cho vừa miệng,có thể thêm ớt cay nếu ăn được cay)
    • Hành hoa thái nhỏ
    • Gừng thái lát mỏng
    • Tỏi băm nhỏ hoặc thái lát mỏng
    • Hành tây thái hạt lựu
    • Khi nồi nước ngâm đang nóng thì thả tất cả các nguyên liệu trên gồm: hoa,tỏi,gừng,rượu,hành tây vào nồi.Đợi nguội mới ngâm được,không được ngâm nước còn nóng sẽ hỏng trứng.
  • Bước 3: Trứng gà nguội hẳn thì vớt ra bóc vỏ,vì trứng luộc lòng đào rất khó bóc nên chú ý bóc nhẹ nhàng và từ từ.
    • Xếp trứng vào hộp đổ tất cả phần nước ngâm vào sao cho ngập trứng,đậy nắp sau 1 ngày là ăn được.Tốt nhất ngâm qua đêm để hôm sau ăn được luôn.Càng để lâu trứng càng ngấm gia vị thơm ngon hơn.

Lưu ý: trứng khi luộc phải là trứng để nhiệt độ phòng,nếu lấy từ tủ lạnh ra luộc ngay trứng sẽ bị vỡ và luôn luôn phải có âu nước đá ngâm trứng khi bóc vỏ mới dóc.

Chúc các bạn thành công!

Bạn thấy bài này hay không?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
1 Bình luận
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz