Bài viết tổng hợp 27 món ăn sáng ngon đa dạng từ cơm, bún, bánh mì, bánh bột,…kèm công thức đơn giản, dễ làm ngay tại nhà.

Sponsor

1. Cách nấu mì xào thập cẩm

Mì xào thập cẩm.

Nguyên liệu:

  • 150g mỳ gạo
  • 50g chả mực (hoặc giò lụa)
  • 2 quả trứng
  • 6 cây nấm hương khô
  • 2 cây hành lá
  • 2 củ hành hương
  • ½ củ cà rốt
  • Gia vị: hạt nêm, mắm, dầu ăn.

Cách làm:

  • Mỳ khô rửa sạch, sau đó ngâm vào nước ấm cho mỳ mềm ra khoảng 15 phút. Sau đó vớt mỳ ra để cho ráo nước rồi cắt ngắn bớt sợi mỳ.
  • Cà rốt gọt vỏ bào sợi; nấm hương ngâm nở cắt sợi; chả mực thái lát hoặc sợi; hành lá rửa sạch cắt khúc; hành hương bóc vỏ băm nhỏ; trứng đập vào bát thêm một ít nước mắm rồi đánh tan trứng, sau đó chiên trứng thành tấm mỏng rồi thái thành sợi.
  • Phi thơm hành trong chảo với 2 thìa dầu ăn sau đó thêm cà rốt, nấm hương, chả mực vào xào qua, thêm mỳ vào đảo chung, bạn nêm thêm một ít mắm, hạt nêm vào cho ngấm gia vị.
  • Tiếp đó cho khoảng 50ml nước vào đảo chung cho mỳ không bị khô.
  • Khi mỳ gần chín thì thêm trứng đã thái sợi vào đảo đều, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi cho hành lá vào đảo qua là xong. Lấy mỳ ra tô và dùng nóng.

2. Cách nấu trứng bọc cơm chiên

Trứng bọc cơm chiên

Nguyên liệu:

  • 2 bát cơm
  • 1 quả ớt xanh thái nhỏ;
  • 1 ít dưa chuột thái nhỏ;
  • ngô ngọt đã luộc chín; đậu Hà Lan
  • 2 quả trứng gà
  • Gia vị: Sốt cà chua, hạt vừng rang chín, muối, hạt tiêu, xì dầu, hành lá, tỏi, dầu ăn vừa đủ

Cách làm:

  • Bước 1: Làm nóng dầu ăn trong chảo. Lần lượt cho hành lá thái nhỏ, tỏi băm nhỏ, cơm, xì dầu, ngô ngọt, đậu Hà Lan vào chiên. Vừa chiên vừa đảo đều. Khi cơm săn lại, cho dưa chuột, ớt xanh, muối, tiêu vào.
  • Bước 2: Vừa chiên vừa đảo thật đều tay. Khi các nguyên liệu chín, cơm săn, cho hỗn hợp cơm chiên ra đĩa.
  • Bước 3: Đập trứng ra bát, thêm hành, gia vị và một ít dầu ăn vào trộn thật đều. Làm nóng dầu ăn trong chảo sau đó đổ bát trứng vào, chiên cho trứng se lại và gần chín. Đổ cơm chiên lên trên trứng rồi cuộn trứng lại để trứng bọc hết phần cơm. Chiên thêm một xíu rồi cho trứng ra đĩa. Bóp tương ớt hoặc sốt cà chua lên trên rồi ThuỞng thức

3. Cách nấu mì bò trứng chua ngọt

Mì bò trứng chua ngọt.

Nguyên liệu

  • 300g thịt bò, thái lát
  • 1 quả trứng
  • 30g hành lá thái nhỏ
  • 2 vắt mì nhỏ
  • Nguyên liệu làm nước dùng: 250ml nước; 250ml nước luộc gà; 2 tép tỏi; 1 củ hành tây; 4 quả cà chua; 30g sốt cà chua (ketchup); 5g muối; 2.5g muối

Cách làm

  • Cà chua rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Hành tây bóc vỏ, thái miếng cỡ trung bình.
  • Làm nước dùng: Cho ít dầu ăn trong chảo, đun nóng dầu rồi cho tỏi vào xào, thêm hành tây, xào cho đến khi hành mờ. Sau đó cho cà chua và sốt cà chua vào. Đảo đều nấu cho đến khi cà chua mềm. Thêm nước vào đun 20¬30 phút, nêm muối và hạt tiêu vừa ăn.
  • Trụng mì: Đun một nồi nước sôi, cho mì vào luộc theo hướng dẫn của gói. Sau đó thả mì vào nồi nước dùng, nấu khoảng 2 phút, sau đó thả thịt bò vào, đập trứng lên trên rồi cho ra bát thưởng thức.

4. Cách nấu cơm chiên trứng

Cơm chiên trứng

Nguyên liệu:

  • 5 bát cơm
  • 5 quả trứng lớn
  • 1.5g bột ớt;
  • 1.5g bột nghệ;
  • 45ml dầu ăn;
  • 1 củ hành tây cỡ vừa, băm nhỏ;
  • ½ quả ớt chuông, thái nhỏ;
  • ½ chén hạt đậu Hà Lan, đông lạnh, rã đông;
  • 7.5g muối; 1.5g đường; 1.5g tiêu đen; 2 cây hành lá, xắt nhỏ

Cách làm:

  • Bước 1: Đập 3 quả trứng vào một bát. Đập 2 quả trứng còn lại vào 1 bát khác cùng với 30ml nước, ớt bột, bột nghệ, đánh đều. Để hai bát trứng này riêng một chỗ.
  • Bước 2: Đun nóng chảo trên lửa vừa, thêm 30ml dầu ăn. Sau đó cho bát trứng 3 quả vào, đảo đều rồi cho ra bát, để sang một bên.
  • Bước 3: Làm nóng chảo với lửa lớn, thêm chỗ dầu ăn còn lại vào. Cho hành tây thái hạt lựu và ớt chuông vào xào hành trong 1¬2 phút. Sau đó, thêm cơm vào, chiên trong 2 phút, vừa chiên vừa đảo đều. Tiếp theo đổ bát có 2 quả trứng chưa chín vào, đảo đều trong 1 phút hoặc cho đến khi trứng bám đều vào cơm.
  • Bước 4: Sau đó thêm đậu Hà Lan vào, đảo liên tục trong 1 phút. Sau đó cho muối, đường, và hạt tiêu đen vào, đảo đều. Nếu sợ cơm chiên bị cháy, bạn có thể thêm xíu nước. Cuối cùng, cho bát trứng còn lại vào, đảo đều. Rắc thêm hành lá, đảo một xíu nữa là được.

5. Cách nấu bánh mì chảo

Bánh mì chảo

Nguyên liệu

  • 400gr thịt thăn bò (bò nhập/ Wagyu thịt sẽ mềm hơn)
  • 4 củ hành tím
  • 2 thìa gia vị ướp thịt nướng
  • Dầu olive + Muối + Đường + 2 củ khoai tây + 1 củ cà rốt
  • Bánh mỳ ăn kèm

Cách làm:

  • Thịt bò nhập mua về thường ở dạng đông lạnh. Nếu bạn có 1 con dao sắc, hãy thái ngay khi khối thịt bò còn cứng để có được miếng thịt dày đều, sắc nét. Nếu không, hãy để nó rã đông tự nhiên trong ngăn mát, chừng 30 phút – 1h thì miếng thịt mềm dần nhưng còn lạnh nhiều thì mang ra thái để thái được miếng thịt đẹp và đều nhé.
  • Với thịt thăn bò ngoại, tính chất thịt mềm nên bạn hãy cắt miếng thịt dày từ 0,5cm ¬ 1cm để thịt sao khi áp chảo vẫn giữ được nước ngọt bên trong. Nếu thích ăn mềm mà chín, bạn có thể dần nhẹ miếng thịt. Với bò Wagyu, miếng thịt có độ mềm tan hơn bất kỳ loại nào khác nên bạn có thể bỏ qua bước dần thịt.
  • Ướp thịt bò với 1 muỗng dầu ăn, hành tím cắt khoanh, gia vị ướp thịt và chút muối. Để thịt 30 phút cho thấm và rã đông hoàn toàn.
  • Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, ngâm nước muối 5 phút rồi vớt ra rổ, để ráo. Bắc chảo lên bếp chiên khoai tây cà rốt cho chín. Lưu ý là cà rốt ngọt nên có xu hướng cháy và chính nhanh hơn khoai tây.
  • Sau khi chiên xong, chắt bỏ toàn bộ dầu ăn khỏi chảo. Tận dụng chính chiếc chảo nóng để áp chảo miếng thịt bò. Bạn chú ý, bò ngoại nhập khi chín thường có màu thâm hơn thịt bò Việt, và nếu chín kỹ sẽ rất dai nên hãy chú ý canh miếng thịt bò vừa chín tới. Bạn áp chảo mỗi mặt trong khoảng 1 phút rồi lật mặt. Sau khi lật thấy miếng thịt tươm ra một chút nước hồng là thịt vừa chín tới.
  • Thịt chín, mang ra phục vụ ngay cùng với khoai tây, cà rốt và bánh mỳ. Món bánh mỳ chảo đẳng cấp tại gia đã hoàn thành.

6. Cách nấu mì vịt tiềm

Mì vịt tiềm

Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 3 khẩu phần)

  • 500g thịt vịt (đùi hoặc ức)
  • 300g xương heo
  • 80g nấm đông cô
  • 30g thảo mộc (hoa hồi, quế, đinh hương, cam thảo)
  • 300g cải thìa
  • Gia vị: 80ml nước tương; 40g bột nêm; 80g đường; 5g tiêu; Gừng; Rượu trắng; Dầu ăn; Mì trứng

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch nấm đông cô và cải thìa. Cắt bỏ gốc nấm và chọn lấy phần gốc cải thìa.
  • Bước 2: Dùng rượu trắng và gừng để khử mùi của thịt vịt. Ướp vịt với 60ml nước tương, 20g bột nêm, 60g đường, 5g tiêu khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Đặt một chiếc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào, mở lửa lớn. Khi dầu nóng, nhẹ nhàng thả vịt vào chiên vàng lớp da.
  • Bước 4: Cắt lấy 4 – 5 lát gừng. Cho gừng cùng thảo mộc vào chảo rang nóng.
  • Bước 5: Rửa sạch xương heo, cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút để xương nhả bọt bẩn. Đem bỏ phần nước bẩn đó đi.
  • Bước 6: Đổ 1.5 lít nước sạch cùng gừng, thảo mộc vào nồi xương, đặt lên bếp hầm khoảng 45 phút.
  • Bước 7: Lược lấy nước dùng. Sử dụng phần nước dùng đó, tiếp tục hầm với thịt vịt, nấm đông cô khoảng 45 nữa, nêm thêm 20ml nước tương, 20g bột nêm, 20g đường rồi tắt bếp. Trong lúc nấu nước dùng, trụng sơ cải thìa khoảng 1 phút rồi vớt ra.
  • Bước 8: Trụng mì trứng qua nước sôi khoảng 2 phút để mì mềm. Dọn mì, cải thìa ra tô, dùng chung với mì vịt tiềm.

Lưu ý: Sau khi khử mùi thịt vịt bằng rượu trắng và gừng, nên rửa lại nhiều lần bằng nước sạch để thịt không bám quá nhiều mùi rượu. Trong quá trình hầm thịt, lưu ý vớt bọt cặn để nước dùng được trong.

7. Cách làm bánh cuốn nóng bằng chảo chống dính

Bánh cuốn nóng

Nguyên liệu làm bánh cuốn:

  • 200 gr bột gạo
  • 200 gr bột năng
  • Hoặc: Bột bánh cuốn bán sẵn (400gr)
  • 250 gr thịt băm (không quá nhuyễn)
  • Dầu ăn
  • Mộc nhĩ
  • Nấm hương
  • Hành tây
  • Hành củ
  • Gia vị: mắm, muối, hạt nêm
  • Nước lạnh

Các bước làm bánh cuốn:

Bước 1: Pha bột

  • Nếu dùng gói bột có sẵn, bạn pha 1 gói bột 400gr với 1 lít nước. (Lưu ý nhỏ, khi dùng bột pha sẵn bạn nên pha thừa nước ra để bột đỡ bị đặc. Ví dụ gói bột 400gr yêu cầu 700ml nước thì ta pha lên thành 1 lít nước). Sau đó, để bột ngâm khoảng 3-4 tiếng. Cứ 2 tiếng lại chắt nước trong ra và thay lượng nước mới sao cho bằng lượng nước vừa chắt. Sau khi ngâm, bạn 1 thìa cà phê muối, 1 muỗng canh dầu ăn, trộn đều hỗn hợp bột lên. ( Bạn có thể mua bột làm bánh tại các siêu thị lớn)
  • Pha bột theo cách truyền thống: Trộn bột gạo với bột năng, nếu muốn bánh dai thì trộn bột năng bằng 1/2 bột gạo, nếu muốn bánh mềm thì trộn bột năng bằng 1/3 bột gạo. Hòa hỗn hợp bột với 1 lít nước. Cho 1 thìa cà phê muối, 1 muỗng canh dầu ăn, để bột nghỉ khoảng 2 tiếng.

Bước 2: Chế biến phần nhân

  • Hành củ thái mỏng, dọc củ, phi thơm, đổ ra giấy ăn cho thấm bớt dầu và để nguội.
  • Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, hành tây cắt hạt lựu
  • Thịt băm ướp muối, mắm, hạt nêm, hạt tiêu trong 15 phút.
  • Bắc chảo lên bếp, cho 1 chút dầu ăn, cho hành tây vào phi thơm trước, sau đó cho thịt băm vào đảo săn, cuối cùng cho nấm hương và mộc nhĩ vào đảo trong 30 giây thì tắt bếp.

Bước 3: Tráng bánh bằng chảo

  • Để lửa ở mức độ vừa (không quá to hay không quá nhỏ)
  • Chuẩn bị chảo chống dính chuẩn, dùng chổi phết dầu ăn quanh chảo, hoặc dùng bông nhúng dầu, lấy đũa gắp bông quết đều dầu quanh chảo.
  • Đợi chảo nóng vừa phải, múc 1/2 muỗng canh bột vào chảo, cầm chảo tráng đều bột quanh mặt chảo. Đậy nắp chảo và đợi khoảng 15-20 giây.
  • Khi thấy bánh chín trong thì úp ngược chảo vào đĩa/thớt đã có phết dầu ăn. Việc này giúp bạn cuốn bánh được dễ dàng hơn.
  • Cho thịt băm vào bánh và cuốn như nem rán truyền thống. Lưu ý, nên cuốn thật nhanh tay để bánh không bị nguội.
  • Xếp bánh ra đĩa cùng rau thơm, rắc hành phi thơm lên trên.

Bước 4: Pha nước chấm: 3 muỗng canh nước mắm, thêm 1 muỗng canh giấm và 2 muỗng canh đường hòa tan trong 1 cái chén, 1,5 thìa nước lọc, sau đó mới cho ớt, tỏi, đu đủ xanh thái lát mỏng vào.

Lưu ý khi tráng bánh bằng chảo:

  • Không để chảo quá nóng mới tráng bột, khi chảo quá nóng, bột sẽ bị chín nhanh, bánh khô, dễ bị rỗ và cháy, khi cuốn sẽ khó và về mặt thẩm mỹ bánh cũng không đẹp mắt.
  • Không để chảo quá nguội mới tráng bột, khi để chảo quá nguội, bột sẽ “chạy vòng vòng” quanh chảo mà “không chịu chín”.
  • Không phết quá nhiều dầu lên chảo, khi phết quá nhiều dầu lên chảo, bột bánh sẽ không tạo thành 1 khối phẳng đồng nhất mà dễ bị rỗng ở giữa.
  • Không để bánh trên chảo quá lâu, bánh sẽ bị nổ, bị chín quá và không được trong, lúc này chảo sẽ nóng, lần đổ tiếp theo sẽ khiến chiếc bánh sau bị chín nhanh và “tai nạn” làm bánh cứ thế lặp lại cho các lần tráng tiếp theo.

8. Cách nấu món mì gạo xào thịt heo

Mì gạo xào thịt heo

Nguyên liệu:

  • ½ gói mì gạo
  • 200g thịt nạc vai heo
  • 2 củ hành khô băm nhỏ; 2 quả ớt; 1 củ hành tây; 20g rau mùi;
  • 50ml nước dùng ;
  • 30ml nước mắm;
  • 15g đường
  • Gia vị ướp thịt heo: 2 quả chanh vắt nước; 1 củ sả; 15ml nước mắm; 15g đường; 5g ớt bột; 1 nhúm hạt tiêu đen

Cách làm:

  • Bước 1: Cho mì gạo ra ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Sả băm nhỏ.
  • Bước 3: Ướp thịt heo cùng sả và gia vị ướp thịt trên, trộn đều trong 20 phút.
  • Hành tây bóc vỏ, thái mỏng. Rau mùi, ớt xắt nhỏ.
  • Bước 4: Làm nóng chảo với một ít dầu ăn rồi cho thịt heo vào chiên vàng hai mặt hoặc cho đến khi thịt chín. Sau đó cho thịt ra thái thành các lát mỏng. Mì vớt ra, để ráo.
  • Bước 5: Làm nóng một chảo với ít dầu ăn. Xào hành tây và hành khô. Cho mì vào đảo đều. Su đó cho thịt heo chiên vào. Thêm nước dùng, nước mắm, đường nâu vào đảo đều. Xào cho đến khi mì hấp thụ hết nước. Thêm rau mùi và ớt vào, đảo đều rồi cho ra đĩa thưởng thức.

9. Cách nấu mì Udon Hàn Quốc

Mì Udon Hàn Quốc
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Nguyên liệu:

  • Mỳ Udon: (bán nhiều ở siêu thị)
  • Nước dùng: có thể là nước dùng gà, xương heo…
  • Trứng: 2 quả ( hoặc tùy số lượng người)
  • Hành tây, rau (muống hoặc rau cải tùy sở thích), nấm, gia vị, chút dấm, chút dầu mè, rong biển khô…

Cách làm:

  • Bước 1: Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn, nấm bỏ chân, thái nhỏ.
  • Bước 2: Rau muống nhặt lá, cuống, rửa sạch.
  • Bước 3: Trứng đem luộc chín với nước lạnh từ đầu.
  • Bước 4: Cho nước dùng ra nồi (nước dùng các mẹ ninh từ tối để tiết kiệm thời gian), đun sôi.
  • Bước 5: Nước sôi thả nấm vào trước cho nấm chín.
  • Bước 6: Sau đó thả lần lượt rau muống vào.
  • Bước 7: Thả mỳ vào nồi, nêm nếm lại gia vị vừa miệng ăn.
  • Bước 8: Cuối cùng cho rong biển đã rửa sạch và hành tây vào nồi, đun sôi lên rồi tắt bếp.
  • Bước 9: Trứng cắt đôi hoặc 4 tùy ý.
  • Bước 10: Cho mỳ ra bát và thưởng thức.

10. Cách làm xíu mại ăn bánh mì

Xíu mại.

Nguyên liệu làm xíu mại bánh mì

  • 500g thịt lợn xay
  • 250g giò sống
  • 2 củ hành tây
  • 2 quả cà chua
  • Sốt cà chua
  • Tỏi, muối, đường, tiêu, hạt nêm, dầu mè.

Cách làm xíu mại bánh mì:

  • Lột vỏ hành. Băm nhỏ một củ hành, của còn lại cắt bạn thái miếng tròn.
  • Trộn giò sống với thịt xay cho đều.
  • Băm nhỏ 2-3 tép tỏi. Trộn cả tỏi lẫn chỗ hành tây băm nhỏ với phần hỗn hợp thịt-giò sống. Thêm khoảng 1 tsp muối, 1 tsp hạt nêm, 2 tsp đường, 1 tbsp dầu mè, một chút hạt tiêu, trộn đều hỗn hợp cho các gia vị và các nguyên liệu hòa lẫn hết vào nhau.
  • Viên thịt thành những viên nhỏ sau đó cho thịt vào xửng hấp chín. Khi thịt đã chín, bạn lấy thịt ra, để ráo.
  • Xắt hạt lựu cà chua. Làm nóng một chút dầu ăn trong chảo, phi thơm tỏi rồi cho cà chua vào xào, thêm sốt cà chua vào, các bạn tăng giảm lượng sốt để hỗn hợp được sánh. Nếu hỗn hợp đặc quá thì các bạn thêm một chút nước nhé!
  • Thêm phần thịt viên đã hấp chín vào cà chua, đun khoảng 30-40 phút cho thịt ngấm thì thêm nốt phần hành tây thái khoang vào đảo đều vài phút rồi tắt bếp, các bạn có thể thêm thêm chút hành lá và hạt tiêu để món xíu mại của chúng ta thơm hơn.

11. Cách làm bánh mì sandwich

Bánh mì sandwich

Nguyên liệu: (Cho 2 phần ăn)

  • 6 lát bánh mỳ sandwich
  • 100gr thịt bò
  • 2 cây xúc xích
  • 50gr rau mầm
  • 40gr cà rốt + Xốt mayonnaise + Mù tạt vàng (tùy ý) + Tương ớt (tùy ý)

Cách làm:

  • Rau mầm củ cải đỏ hoặc cải ngọt ngâm rửa nước muối loãng cho sạch. Vẩy ráo.
  • Củ cà rốt gọt bỏ vỏ, nạo sợi
  • Thịt bò xào chín với chút dầu ăn, muối và tiêu. Xúc xích áp chảo cho chín. Nếu bạn dùng xúc xích ăn liền có thể bỏ qua bước này, cắt lát xúc xích luôn.
  • Bánh mỳ áp chảo cho xém hai mặt.
  • Lần lượt phết mayonnaise vào một mặt của lát bánh mỳ rồi kẹp bánh theo thứ tự sau: + Bánh mì – rau mầm – thịt bò – mù tạt vàng – bánh mì – xúc xích – cà rốt – rau mầm – bành mỳ (Hoặc tùy ý bạn) + Giữ chắc kẹp bánh mì và cắt đôi.

12. Cách nấu phở gà

Phở gà

Nguyên liệu: (Cho 4¬5 người ăn)

  • Gà ta: 1 con (chọn gà mái tơ khoảng 1,2kg ¬ 1,5kg ) (Muốn nước ngọt hơn có thể mua thêm xương gà, heo)
  • Gừng: 1 củ
  • Hành khô: 4 củ
  • Hành tây: 1 củ
  • Hạt mùi: 2 thìa (thìa nhỏ bằng thìa nhựa ăn sữa chua nhé)
  • Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt
  • Bánh phở
  • Hành lá, rau mùi, lá chanh
  • Chanh, ớt, tiêu bột (hoặc tương ớt)

Cách làm:

  • Gà sơ chế sạch sẽ, cho vào nồi nước lạnh để luộc chín. Cho một chút bột canh vào nồi để thịt gà ngọt đậm đà hơn. Gà chín tới thì vớt ra, để nguội. Chú ý: muốn nước trong thì khi sôi nước phải hạ lửa nhỏ
  • Hành khô, gừng rửa sạch và nướng qua lửa cho thơm, hành tây bổ dọc thành 4-6 phần, hạt mùi rang thơm.
  • Tất cả các loại gia vị tạo mùi này được gói trong một miếng vải sạch rồi thả vào nồi nước dùng. Tiếp tục đun sôi nồi nước dùng trên lửa, khi sôi thì hạ lửa nhỏ liu riu.
  • Lọc lấy thịt gà và xé nhỏ, để riêng ra đĩa, còn phần xương + đầu, cổ, chân gà thì cho vào nồi nước dùng. Nước dùng gà ninh ở lửa nhỏ liu riu vài tiếng đồng hồ để xương tiết ra chất ngọt, hành gừng mùi tiết ra mùi thơm, bên trên sẽ có lớp váng mỡ gà mỏng vì gà ta có ít mỡ nếu bạn muốn ăn loại nước dùng béo hơn thì có thể mua thêm mỡ gà cho vào nồi nước dùng.
  • Nêm nếm mắm, muối, bột ngọt cho vừa miệng, thêm một chút xíu đường để nước dùng “mềm” hơn (nên dùng nước mắm loại ngon nhé)
  • Hành lá: phần trắng chẻ nhỏ, phần xanh thái nhỏ. Rau mùi: 1 phần thái nhỏ, 1 phần để nguyên cây. Lá chanh thái sợi nhỏ (có thể dùng hoặc không dùng tùy theo sở thích)
  • Bánh phở trần qua nước đang sôi bằng một cái vá, xốc cho ráo nước rồi đổ vào bát, xếp thịt gà xé nhỏ vào, rắc hành mùi lên trên, chan nước dùng vào bát, thêm vài lát lá chanh cho tăng thêm hương vị.

13. Cách nấu bún bò Huế

Bún bò Huế

Nguyên liệu: (Cho khoảng 6¬ 8 bát bún nhỏ)

  • Bắp bò: 400g
  • Xương ống/xương cổ lợn hoặc 2, 3 cái móng giò
  • Giò (chả lụa) 200g + Sa tế
  • Mắm ruốc/mắm tôm
  • 2, 3 củ sả tươi
  • 1 củ gừng nhỏ bằng ngón tay cái
  • Muối, tiêu, đường
  • 1 củ hành tây
  • Hành lá, rau răm
  • Dầu điều (nếu có thì cho vào màu sắc sẽ đẹp hơn, không có cũng không sao vì màu đỏ cũng khá là đậm đà nhờ có sa tế rồi)
  • Bún khô/ bún tươi loại lớn (nếu mua bún khô thì là loại size XL)

Cách làm:

  • Đầu tiên, thịt bò rửa sạch cho vào một cái nồi, rồi cho ngập nước, cho ít gừng băm và chút muối vào đun cho tới lúc nước sôi thì lấy thìa vớt bọt. Sau đó đậy vung đun ninh khoảng 20 – 30 phút cho tới khi thịt bò chín. Nếu là miếng thịt bắp bò nhiều gân thì thời gian đun có thể nhiều hơn thế. Tuy nhiên, muốn nhanh bạn có thể cho vào nồi áp xuất ninh.
  • Đồng thời, lấy một cái nồi đem luộc xương lợn/ móng giò đã rửa sạch để cho hết chất bẩn và có thể làm đục nước dùng với ít muối. Sau đó đem xả sạch dưới nước lạnh và cho vào 1 cái nồi to (nồi này sẽ là nồi nước dùng). Đổ khoảng ½ nồi nước rồi đun sôi và để xương/móng giò ninh như vậy, rắc thêm chút muối vào nồi nước ninh xương.
  • Nếu dùng bún tươi thì chỉ việc trần lại bún rất nhanh, nhưng nếu dùng bún khô thì thời gian luộc khá lâu. Vì thế đồng thời lúc đó cả nhà cũng bắc nồi nước luộc bún lên. Thời gian luộc bún loại lớn này từ 30 – 45 phút.
  • Sau khi ninh nước dùng chừng 30 phút, thì bắt đầu nêm 2, 3 thìa sa tế (tùy vào độ cay của loại sa tế bạn dùng và độ cay bạn muốn). Củ hành tây lột vỏ, rửa sạch và cắt khoanh to rồi cho vào nồi nước dùng ninh cho thơm và ngọt nước.
  • Lúc này thịt bò đã chín, đổ nước luộc thịt bò cùng vào nồi nước dùng (gặn bỏ gừng đi). Cho miếng thịt bò vào ninh cùng nồi nước dùng thêm khoảng 15 – 20 phút nữa cho thịt bò chín thật mềm và đồng thời cũng sẽ thấm gia vị hơn. Tiếp đến lấy một cái bát tô, cho khoảng 3 thìa mắm ruốc/ mắm tôm rồi lấy muôi múc nước dùng đang nóng trong nồi đổ đầy bát.
  • Khuấy đều mắm ruốc/mắm tôm cho tan hết và để lắng khoảng 5 – 10 phút hoặc cho tới khi thấy xác mắm ruốc/ mắm tôm lắng xuống phía dưới đáy bát hết. Lấy muôi nhẹ nhàng múc phần nước trong đó đổ vào nồi nước dùng. Nhớ là lấy được bao nhiêu muôi nước trong thì sau đó lại đổ bây nhiêu muôi nước dùng vào bát lại và tiếp tục khuấy đều mắm tôm lên, để lắng và lại gặn. Làm như vậy 3 lần. Cách này mùi nước dùng sẽ thơm mùi mắm ruốc/ mắm tôm một cách rất nhẹ nhàng. Lúc ăn có khi không nhận ra được rõ rệt nhưng chắc chắn tạo nên mùi vị đặc trưng của món bún bò Huế này. Đặc biệt hơn nữa để lắng, rồi gặn như thế thì đảm bảo được nước dùng sẽ rất trong.
  • Trong lúc chờ cho mắm ruốc/ mắm tôm lắng xuống rồi gặn phần nước trong, đập dập 2, 3 củ sả tươi rồi cho vào nồi nước dùng ninh cùng. Nếu dùng sả đập dập thế này thì cũng sẽ đảm bảo nước dùng thơm mà lại không bị lổn nhổn như dùng sả băm.
  • Ninh nước dùng thêm khoảng 30 – 40 phút nữa rồi nêm nếm lại nước dùng với mắm, muối, đường, tiệu và sa tế cho vừa miệng. Lưu ý, đường cho khoảng 1,2 thìa vào để làm cho nước dùng mềm và ngọt tự nhiên nhưng không phải là làm cho nước dùng ngọt.
  • Trong khi ninh nước dùng, chuẩn bị các nguyên liệu khác. Cắt hành tây mỏng, thái hành lá và rau răm nhỏ. Thái giò (chả) lụa miếng nhỏ vừa ăn. Thái thịt bò thật mỏng sau khi đã vớt ra để nguội. Xếp bún vào bát rồi làm nóng bát và bún bằng cách tráng vào nồi nước dùng hoặc cho vào lò vi sóng 1 phút. Sau đó xếp, thịt bò, giò (chả) lụa, hành, rau răm vào bát rồi chan khi nước dùng thật nóng.
  • Thế là xong! Bạn nhớ ăn kèm với rau sống, rau thơm và giá (nếu có). Tuy có vẻ hơi lỉnh kỉnh nhiều thành phần nhưng đảm bảo thành phẩm ra lò sẽ xứng đáng với công sức bỏ ra. Hãy thử nấu một lần món bún bò Huế và ăn rồi cảm nhận từng hương vị của món này, bạn sẽ thấy khác hẳn những lần ăn ở ngoài hàng.

14. Cách nấu cháo gà

Cháo gà.

Nguyên liệu:

  • 195g gạo trắng
  • 2l nước gà luộc, hoặc nhiều hơn nếu cần
  • Thịt gã xé phay
  • Da gà thái miếng
  • Hành hẹ thái nhỏ
  • Muối và hạt tiêu để nêm

Cách làm:

  • Đun nước gà luộc sôi, rồi cho gạo đã rửa sạch vào nồi đun lửa nhỏ khoảng 2 tiếng, thỉnh thoảng dùng thìa đảo gạo, cho it muối vào cháo
  • Khi gạo nở bung và nước cháo cạn bớt thì tắt bếp
  • Tiếp theo, bật lò nướng lên khoảng 200°C, dùng khăn khô thấm hết phần nước đọng trên da gà, xếp da gà vào khay, rồi rắc thêm ít muối, hạt tiêu lên rồi nướng trong vòng 25 – 30 phút. Kiểm tra nếu da gà đã giòn và vàng rộn, gắp da gà đã nướng ra đĩa bày
  • Múc cháo ra tô, rắc thịt gà xé phay, da gà nướng giòn và hành hẹ lên trên bề mặt cháo nóng, thêm một chút tiêu và ăn nóng.

15. Cách nấu bún dọc mùng

Bún dọc mùng
Sponsor

Nguyên liệu: (Cho 2 người ăn)

  • 300gr sườn
  • 1 tệp lá lốt
  • Hành khô 2 củ
  • Dọc mùng 1 cây
  • Hành lá 5 cây
  • Giò lụa 1 khoanh nhỏ
  • Bột canh, hạt tiêu
  • 100gr thịt nạc vai xay nhuyễn
  • Nước mắm + Muối + Dầu ăn

Cách làm:

  • Dọc mùng tước vỏ, bóp muối, rửa sạch để ráo nước, hành lá rửa sạch thái nhỏ.
  • Đun nồi nước sôi, thả xương vào cho nổi hết bọt bẩn, cho xương ra rửa sạch lại, cho vào nồi cơm điện ninh nhừ (hoặc cho vào nồi ninh trên bếp gas) cho chút muối vào ninh cùng. Thả 1 củ hành khô có nướng qua vào nồi nước ninh.
  • Thịt xay, hạt tiêu, hành khô băm nhỏ, nêm chút nước mắm, cuốn với lá lốt rồi đem rán.
  • Giò lụa thái miếng vừa ăn.
  • Khi nào thịt xương nhừ, nêm nếm bột canh cho vừa miệng, rồi thả dọc mùng vào, sôi bùng lại là dọc mùng chín tới.
  • Cho bún vào bát tô, múc nước dùng, dọc mùng, sườn, chả lá lốt, giò lụa, hành lá. Vậy là bạn có tô bún sườn dọc mùng để thưởng thức rồi.

16. Cách nấu bún ốc

Bún ốc

Nguyên liệu:

  • Ốc nhồi/ bươu: 1,5kg
  • Xương ống: 500g
  • Bún tươi: 1kg
  • Dấm: 300ml
  • Cà chua: 3 quả
  • Hành hoa, tía tô, rau sống, rau thơm, chanh tươi
  • Ớt chưng, gia vị, hạt nêm, đường, mắm tôm.

Cách làm:

  • Xương ống sơ chế sạch, trần qua nước sôi cho sạch bọt đen, thay nước mới ninh trên bếp khoảng 2h cho ngọt nước để làm nước dùng.
  • Ốc cho loại tươi sống, miệng đầy, cho vào ngâm nước vo gạo khoảng 1 ngày cho nhả sạch bùn đất. Sau đó mang rửa lại ốc vài lần với nước cho sạch, chặt bỏ trôn ốc, cho vào nồi luộc chín với 2 thìa cà phê gia vị. Chắt lấy phần nước luộc ốc, để riêng cho lắng cặn để hòa vào nồi nước dùng sau này.
  • Dùng dĩa nhọn khều lấy phần thịt ốc, ngắt bỏ các phần hoi ở miệng ốc và trôn ốc. Lấy toàn bộ thịt ốc ra bát, để riêng sang bên.
  • Rau sống rau thơm các loại theo sở thích nhặt rửa sạch, để thật ráo nước bày lên đĩa.
  • Hành hoa, tía tô nhặt rửa sạch, thái nhỏ, phần đầu hành trắng chẻ dọc. Cà chua sơ chế sạch, bổ miếng cau.
  • Khi nước dùng đã ngọt, các bạn cho phần nước luộc ốc vào nấu cùng, thêm cà chua bổ miếng cau và 1 thìa canh gia vị, 1 thìa cà phê đường, nấu cho sôi đều.
  • Từ từ thêm dấm vào nồi nước dùng và nêm nếm sao cho vừa miệng. Đảm bảo nước dùng trong, nổi vị chua dịu và mùi thơm đặc trưng từ dấm.
  • Bún tươi trần qua nước sôi cho tơi đều, cho lượng bún đủ dùng đã trần vào bát to. Thêm vài con ốc nhồi và hành hoa tía tô thái nhỏ vào bát. Ở đây, nếu bạn ăn được mắm tôm, có thể cho thêm 1 thìa nhỏ mắm tôm vào sẽ làm dậy vị thơm ngon hơn rất nhiều của bát bún ốc. Bát bún nóng hỏi ăn kèm với ớt chưng, rau sống thêm chút chanh hoặc dấm tùy sở thích nữa thì thật là ngon tuyệt, đảm bảo cả nhà xuýt xoa hết lời.

17. Cách nấu bánh bao đậu đỏ

Bánh bao đậu đỏ

Nguyên liệu:

  • 300g bột mì đa dụng
  • 2,5g men nở
  • 30g đường cát
  • 150ml nước
  • 200gr đậu đỏ
  • 10gr bơ mềm

Cách làm:

Vỏ bánh:

  • Khuấy tan đường vào với nước ấm, sau đó cho men nở vào, khuấy thật đều rồi để trong khoảng 5 phút. Nếu không thích ăn ngọt bạn có thể không cho đường.
  • Cho bột mì vào trong bát ô tô, sau đó đổ từ từ nước đường có men nở vào, sau đó nhào bột thật mịn rồi đậy bát lại bằng một cái khăn to có nhúng nước ấm khoảng 1 giờ.
  • Lấy một chút bột mì khô xoa xoa vào tay và rắc một chút nên mặt phẳng dùng để làm bánh. Chia bột thành những phần bằng nhau, sau đó cán mỏng bột.

Nhân bánh:

  • Các bạn rửa sạch đậu đỏ, sau đó ngâm đậu trong nước sạch khoảng 6 – 8 tiếng hoặc qua đêm cho đậu mềm, sau đó, cho đậu vào nồi (bạn có thể cho luôn vào nồi cơm điện hoặc nồi áp suất để ninh cho nhanh nhừ nhé). Chắt thêm nước, cho vào đậu một chút đường và bơ vào đậu cho đậu ngọt, khuấy thật đều tay và liên tục đến khi đậu cạn hết nước.
  • Khi đậu chín nhừ, bạn cho đậu vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi đậu nhuyễn mịn. Sau đó, các bạn dùng thìa múc lần lượt nhân đậu đỏ cho vào các miếng bột đã cán mỏng, sau đó túm các mép bột lại, miết thật chặt lại cho thật đẹp mắt. Các bạn đừng quên bôi một chút dầu ăn vào đáy bánh để bánh khi hấp không bị dính nhé.
  • Sau đó xếp bánh vào xửng, hấp khoảng 20 phút cho bánh chín. Vậy là chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có những chiếc bánh bao nhân đậu đỏ nóng hổi, thơm ngon, lại bổ dưỡng rồi phải không nào?

18. Cách nấu cơm rang dưa bò

Cơm rang dưa bò

Nguyên liệu:

  • 1 bát lớn cơm để nguội
  • 300g thịt thăn bò
  • 250g dưa cải chua
  • 2 quả trứng gà
  • Muối, dầu hào, hạt nêm, xì dầu (nước tương), tỏi, hành khô, hạt tiêu.

Cách làm:

  • Bước 1: Cơm xúc ra bát lớn để nguội, cơm dùng để rang bạn nên nấu hơi khô, dùng tay sạch bóp nhẹ cho hạt cơm tơi ra.
  • Bước 2: Dưa cải chua rửa qua vài lần nước cho thật sạch, cắt nhỏ.
  • Bước 3: Thịt thăn bò rửa sạch, để vào tủ đông đá khoảng 3 phút để miếng thịt săn lại, khi thái sẽ dễ dàng hơn, dùng dao bén thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Ướp vào bát thịt một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ dầu hào, nửa thìa nhỏ đường, trộn đều, ướp khoảng 15 phút.
  • Bước 4: Đun nóng ba thìa nhỏ dầu ăn, phi hành, tỏi thơm, cho bát thịt bò vào chảo, để lửa lớn, xào vừa chín tới, thịt chín múc ra bát để riêng.
  • Bước 5: Dùng lại chảo đó, rưới vào một ít dầu ăn, cho dưa cải chua vào xào nhanh tay lửa lớn, rưới vào một ít xì dầu, xào từ 3 đến 4 phút.
  • Bước 6: Cho bát thịt bò vào đảo đều tay, đến khi hỗn hợp thịt bò và dưa cải chua quyện lẫn với nhau, trút ra bát lớn để qua một bên.
  • Bước 7: Trứng gà đổ ra bát, đánh tan. Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi thơm hành tỏi, cho bát cơm nguội ở bước 1 vào, dùng muôi rang cơm ở lửa lớn tầm 5 – 8 phút. Thì cho tiếp bát trứng vào, đảo đều đến khi hạt cơm tơi ra, bạn nêm vào một ít dầu hào và xì dầu.
  • Bước 8: Cuối cùng cho bát thịt bò và dưa cải ở bước 6 vào chảo cơm, dùng muôi trộn nhẹ, nêm nếm lại gia vị tùy theo sở thích của bạn, thêm hành lá thái nhỏ vào. Tắt bếp, múc cơm ra bát dùng nóng, nếu nhạt có thể thêm dùng kèm với xì dầu pha tỏi.

19. Cách làm bánh mì bơ trứng

Bánh mì bơ trứng

Nguyên liệu:

  • 2 quả trứng gà
  • 2 quả bơ chín
  • 1 mớ rau mùi tây 10ml
  • nước cốt chanh 30ml
  • dầu oliu
  • Vài lát bánh mì nóng
  • Gia vị: Muối, hạt tiêu, ớt bột.

Cách làm:

  • Trứng rửa sạch luộc chín, bóc bỏ vỏ.
  • Bơ múc lấy phần ruột, để riêng.
  • Rau mùi rửa sạch thái nhỏ.
  • Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào máy xay sinh tố cùng với dầu oliu, nước cốt chanh và một ít muối, hạt tiêu rồi xay nhuyễn.
  • Phết hỗn hợp bơ trứng lên bánh mì, dùng ngay.

20. Cách làm bánh mì giăm bông

Bánh mì giăm bông

Nguyên liệu:

  • 2 lát bánh mì
  • 1 quả trứng
  • ½ lát giăm bông
  • 1 lát phô mai
  • Gia vị: muối, xốt mayonnaise, rau mùi tây.

Cách làm:

  • Bạn dùng một dụng cụ khoét một miếng tròn trên một lát bánh mì.
  • Lát bánh mì còn lại bạn bóp xốt mayonnaise vào và dùng một con dao hoặc một cái thìa tán đều xốt trên mặt bánh, sau đó đặt một lát phô mai lên trên
  • Đặt tiếp miếng bánh đã khoét lên trên, sau đó bạn lại bóp xốt lên trên xung quanh miếng bánh.
  • Tiếp đó bạn đập trứng vào hình tròn đã khoét của miếng bánh và rắc một chút muối, một ít rau mùi tây.
  • Đặt giăm bông vào bốn góc của chiếc bánh. Cho bánh vào lò nướng ở 180 độ C trong khoảng 20 phút là được.

21. Cách làm cơm chiên dương châu

Cơm chiên dương châu
Sponsor

Nguyên liệu:

  • 1 chén cơm nguội
  • 1 cái xúc xích
  • 2 quả trứng
  • 1 củ khoai tây
  • 1 củ cà rốt nhỏ
  • 10 quả đậu cô ve
  • Gia vị: Tỏi, tiêu, muối, nước mắm, dầu ăn

Cách làm:

  • Cho dầu vào chảo đun nóng (cho nhiều dầu một chút), cho tỏi đập dập vào phi thơm, cho cơm vào chiên. Cho nước mắm vừa ăn vào.
  • Sau đó đập 2 quả trứng vào đảo đều, thường xuyên đảo và xới cho cơm tơi ra. Chiên cho đến khi hạt cơm đã rời ra và khô lại. Cơm có màu vàng của trứng.
  • Trong lúc chiên cơm, tranh thủ cắt xúc xích, khoai tây, cà rốt, đậu côve thành khối nhỏ hạt lựu, để riêng từng loại.
  • Sau khi cơm chiên xong, cho cơm vào tô để riêng qua một bên. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho cà rốt vào xào trước cho chín (vì cà rốt lâu chín nhất), rồi cho khoai tây vào xào chín. Sau đó cho đậu côve và xúc xích vào xào. Nêm muối, tiêu, bột ngọt vừa ăn.
  • Cho cơm vào chảo rau củ đảo đều, chiên thêm 25 phút cho bay bớt hơi nước và cơm nóng lại là được.

22. Cách làm bánh trứng nướng

Bánh trứng nướng

Nguyên liệu:

  • 4 quả trứng
  • 2 lát thịt xông khói
  • 20g hẹ tây (hoặc hành lá) thái nhỏ
  • 40g vụn phô mai Parmesan
  • Muối, hạt tiêu

Cách làm:

  • Làm nóng lò nướng ở 220 độ C. Thái thịt xông khói thành miếng nhỏ, cho thịt vào chảo chống dính đảo cho đến khi giòn. Loại bỏ mỡ thừa rồi cho thịt vào đĩa có lót giấy thấm dầu.
  • Tách riêng lòng trắng và đỏ của trứng ra từng bát. Đánh bông cứng lòng trắng trứng, cho phô mai, hành, thịt xông khói vào lòng trắng trứng, nhẹ nhàng trộn đều.
  • Múc hỗn hợp ra khay có lót giấy nến thành từng miếng, tạo một lỗ nhỏ giữa miếng bánh cho vào nướng trong 3 phút sau đó lấy ra, thêm lòng đỏ trứng vào giữa miếng bánh trứng, rắc thêm muối, hạt tiêu lên trên bánh trứng nướng và nướng thêm khoảng 2-3 phút cho đến khi bánh chuyển màu vàng nâu là được.

23. Cách nấu mì xào nấm mỡ

Mì xào nấm mỡ

Nguyên liệu:

  • Mì sợi
  • Thịt lợn
  • Nấm mỡ
  • Cà rốt
  • Giá đỗ
  • Hành lá
  • Nước dùng Gia vị: Rượu, bột ngô, dầu, nước tương, muối

Cách làm:

  • Ngâm mì trong nước sôi, đậy nắp từ 2-3 tiếng đồng hồ
  • Thái sợi cà rốt, xắt nhỏ thịt, nấm và hành lá.
  • Cho thịt vào bát cùng ít muối, bột ngô và rượu, trộn đều để ướp một lúc.
  • Chuẩn bị chảo nóng với ít dầu, cho thịt vào xào đến khi thịt chuyển màu và chín thì bạn cho cà rốt thái sợi vào. Khi cà rốt mềm thì bạn cho giá đỗ cùng nấm vào xào chung.
  • Cho mì và ít nước dùng vào, đảo đều khoảng 2 phút rồi nêm nếm với ít muối, tiêu xay cho vừa ăn.
  • Rắc ít hành lá lên trên, tắt bếp, trộn đều và cho ra đĩa

24. Cách làm mì xào gà, rau củ

Mì xào gà, rau củ

Nguyên liệu:

  • 100g thịt đùi hoặc ức gà
  • 300g mỳ
  • 1 muỗng canh nước tương
  • 1 muỗng canh dầu hào
  • 1 muỗng cafe đường
  • 2 muỗng cafe bột bắp
  • 3 muỗng canh dầu ăn
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ hành tây
  • 2 chén bắp cải thái mỏng
  • 50g nấm đông cô
  • 2 cây hành lá

Cách làm:

  • Bắc chảo lên bếp cùng 1 muỗng canh dầu ăn, cho thịt gà thái mỏng vào xào khô trong 1 phút sau đó đổ ra bát, nêm thêm 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo
  • Cho thêm nấm đông cô vào xào thơm trong 2 phút, thêm hành tây, cà rốt, bắp cải vào xào trong 2 phút nữa.
  • Sau đó thêm mỳ, thịt gà, hành lá và hỗn hợp nước sốt: dầu hào, nước tương, đường, bột bắp vào, tiếp tục đảo đều cho thấm gia vị, mỳ nóng đều trong 2¬3 phút nữa là được.

25. Cách làm cơm rang dưa chua

Cơm rang dưa chua

Nguyên liệu:

  • 2 bát cơm nguội
  • 1 bát dưa chua
  • ½ củ cà rốt bào nhỏ
  • 2 củ hành khô thái nhỏ
  • 10g vừng rang chín
  • 2 quả trứng
  • Gia vị: Dầu ăn, mắm, đường, nước tương

Cách làm:

  • Lấy một cái bát cho vào đó 2 thìa mắm, 1/2 thìa đường, 1 thìa nước tương và hòa tan rồi đặt sang một bên.
  • Dưa cải bạn vắt bớt nước rồi thái nhỏ.
  • Cho chảo lên bếp với 1 thìa dầu ăn, phi thơm hành khô rồi cho dưa cải và cà rốt vào xào săn sau đó trút ra đĩa.
  • Thêm 2 thìa dầu ăn vào chảo đun nóng, đập 2 quả trứng vào dùng muôi gỗ đánh tan, thêm cơm vào đảo đều cho trứng bám vàng đều hạt cơm (bạn rang khoảng 4¬5 phút)
  • Sau đó cho dưa cải, cà rốt vào chảo cơm, thêm nước mắm đã pha vào đảo đều khoảng 3 phút cho ngấm gia vị. Cuối cùng bạn rắc vừng rang chín vào trộn đều rồi tắt bếp.

26. Cách nấu súp gà ngô ngọt

Súp gà ngô ngọt

Nguyên liệu:

  • 1 phần ức gà lớn (hoặc 2 phần nhỏ)
  • 1 hộp ngô ngọt
  • 1,2 lít nước luộc gà
  • 1 củ hành tây
  • 3 nhánh tỏi
  • 2 lát gừng tươi
  • 25ml dầu ăn
  • 150 gam đường
  • 2 gam hạt tiêu
  • 5ml nước tương
  • 10ml dấm
  • 2 lòng trắng trứng
  • Hành lá
  • 15 gam bột ngô

Cách làm:

  • Đun nóng dầu trong nồi, cho hành tây thái nhỏ vào đảo ở nhiệt độ vừa cho đến khi hành mềm và trong suốt. Sau đó cho nước, thịt gà, tỏi và gừng vào nồi. Luộc thịt gà trong khoảng 30 phút cho thịt chín mềm, sau đó vớt thịt gà ra, để sang một bên cho nguội.
  • Trong lúc chờ thịt gà nguội, tiếp tục đun hỗn hợp nước hầm và cho toàn bộ số ngô ngọt vào. Nêm đường, muối, hạt tiêu, nước tương, dấm, dầu mè và các gia vị khác, khuấy đều nồi súp sau só từ từ đổ lòng trắng trứng vào vừa đổ vừa khuấy.
  • Xé nhỏ thịt gà và thả hết vào nồi súp. Bỏ 1 chút hành lá cắt nhỏ cho đẹp mắt
  • Hoà bột ngô với chút nước, khuấy cho tan sau đó từ từ đổ vào nồi súp, trong lúc đổ phải khuấy súp liên tục để tránh vón cục, đun sôi trở lại rồi tắt bếp.

27. Cách làm bánh bột lọc trần

Bánh bột lọc trần
Sponsor

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 400g bột năng ( bột lọc)
  • 50 g bột sắn dây
  • Muối, tiêu, ớt, nước mắm
  • Nước sôi (>100 độ)
  • Tôm tươi, 100g Thịt ba chỉ , mộc nhĩ
  • Hành hoa, hành khô, ngò rí ( mùi hoa)

Bước 1: Làm nhân

  • Tôm lột bỏ đầu và đuôi
  • Thịt ba chỉ băm nhuyễn cùng với mục nhĩ, ướp cùng muối, hành, tiêu, nước mắm
  • Hành khô bóc vỏ,1/2 thái mỏng rang vàng, ½ băm nhuyễn để xào nhân
  • Cho vào chảo 1 thìa dầu ăn, cho hành băm nhuyễn vào xào thơm, cho thịt băm vào, xào gần chín, tiếp tục cho tôm vào, khi tôm ngả sang màu đỏ là tắt bếp. Chúng ta được nhân bánh

Bước 2 : Nhào bột

  • Cho khoảng 200g bột năng và 50g bột sắn dây, nửa thìa muối vào một cái âu sạch, trộn đều
  • Đổ khoảng 250ml nước sôi vào âu, dùng muỗng khuấy đều
  • Tiếp tục đổ số bột còn lại, và bắt đầu trộn lại, chúng ta nên sử dụng bao tay cách nhiệt, vì lúc này bột rất nóng, khi bột dần nguội chúng ta nhào bột thật kỹ

Bước 3: Nặn bánh

  • Lấy một cục bột nhỏ cho vào lòng bàn tay, cán thật mỏng
  • Sau đó bỏ nhân ( bước 1), gập từ hai phía, dính các mép bánh lại với nhau, dùng ngón tay nặn giống hình vân của miệng sò

Bước 4: Luộc bánh

  • Cho 1 thìa dầu ăn, ½ thìa muối, cho vào nồi nước luộc bánh ( cho lửa vừa)
  • Nước sôi thả bánh vào, khi thấy bánh nổi lên thì vớt bánh ra cho vào thau nước lạnh
  • Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, cho hành hoa cắt nhỏ vào xào nhanh và tắt bếp
  • Vớt bánh từ thau nước lạnh ra, cho vào chảo mỡ hàng vừa xong là được

Bước 5 : Pha nước chấm theo tỉ lệ 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 8 thìa nước lọc, nước cốt ½ quả canh, ớt cắt khoanh, cho nên bếp đun hơi nóng.

Miếng bánh trong suốt dai ngon, cùng hòa với vị thơm của tôm, vị béo ngậy của thịt, mục nhĩ, cùng chấm với nước chấm nóng, chua, cay sẽ làm bạn bè và gia đình bạn mê ly.

Bạn thấy bài này hay không?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz