Những món muối có một sức hút vô cùng lớn, là món ăn yêu thích của nhiều người. Là lựa chọn tuyệt vời qua những ngày chán cơm. Thử ngay 20 công thức món muối ngon dưới đây của Yeuamthuc.org để làm ngay nhé!

Sponsor

1. Cà pháo muối chua ngọt

Nguyên liệu:

  • 1 kg cà pháo
  • 1/2 kg muối
  • 1 củ riềng
  • 1 củ gừng
  • 200 g ớt xay
  • 1 củ tỏi
  • Đường cát, nước mắm.
    Cách chế biến món: Cà pháo muối chua ngọt. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến:

  • Bước 1: Cà pháo mua về gọt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước. Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho muối vào hòa tan. Tỏi đập dập cho vào cùng.
  • Bước 2: Cho cà pháo vào hũ thủy tinh, chế nước muối đã nguội vào ngập mặt cà, đậy kín nắp lại trong khoảng 7 ngày là được. Cà pháo sau khi ngâm lấy ra rửa lại với nước ấm, thái đôi để làm mắm cà.
  • Bước 3: Gừng, riềng gọt vỏ, thái sợi. Cho 300 ml nước lọc, 1 thìa canh nước mắm, 200 g đường cát vào nồi đun sôi. Nước mắm đường để nguội, cho gừng, riềng, ớt xay vào trộn đều.
  • Bước 4: Tiếp đến cho cà vào trộn thật đều. Cho cà vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín lại trong khoảng 1 ngày cho thấm gia vị.

2. Chân gà ngâm sả tắc

Nguyên liệu:

  • Chân gà: 500 gram
  • Tắc (quất): 150 gram
  • Sả: 10 nhánh
  • Ớt sừng: 5 trái
  • Gừng: 200 gram
  • Rượu trắng: 200 ml
  • Giấm: 3 muỗng canh
  • Nước mắm: 3 muỗng canh
  • Nước lọc: 300 ml
  • Đường: 3 muỗng canh
  • Lá chanh: 10 gram
Cách chế biến món: Chân gà ngâm sả tắc. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Sơ chế
    • Chặt bỏ phần móng của chân gà. Bóp chân gà với gừng đập dập, rượu trắng để khử mùi, xả lại nước lạnh, để ráo.
    • Tách bỏ phần lá già của sả, đập dập, cắt khúc 3 cm hay bào mỏng đều được.
    • Tách đôi trái ớt, bỏ hạt, cắt miếng hay để nguyên.
    • Cắt tắc thành những lát mỏng. Có thể để hay bỏ hạt đều được.
  • Bước 2: Nấu nước sôi, luộc chân gà với gừng và 1/2 sả đập dập. Khi chân gà chín tới, vớt ra cho vào nước đá lạnh cho nguội, vớt ra. Cho chân gà vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút để có độ giòn.
  • Bước 3: Pha nước ngâm chân gà theo công thức: 3 muỗng canh giấm, 3 muỗng canh nước mắm, 300 ml nước lọc, 3 muỗng canh đường. Khuấy tan hỗn hợp rồi đun sôi. Khi hỗn hợp sôi, bạn cho sả, ớt, tắc và lá chanh xắt nhuyễn vào. Nước sôi một lần nữa thì tắt bếp.
  • Bước 4: Lấy chân gà ra khỏi tủ lạnh, xếp vào lọ, đổ hỗn hợp nước ngâm đã nguội vào lọ sao cho ngập chân gà. Dùng vỉ nén bên trên để chân gà không nổi khỏi nước ngâm. Chân gà ngâm khoảng một ngày là có thể ăn được.
  • Lưu ý khi làm chân gà ngâm sả tắc
    • Bạn có thể chặt chân gà làm đôi trước hay sau khi luộc.
    • Nếu muốn ăn cay, chua hơn, bạn có thể tăng số lượng ớt, tắc.
    • Nếu không có lá chanh, bạn có thể bỏ qua thành phần này.

3. Súp lơ muối chua

Nguyên liệu

  • ½ cây súp lơ trắng
  • 1 củ cà rốt
  • Giấm trắng
  • Đường, muối
    Cách chế biến món: Súp lơ muối chua. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Sơ chế
    • Súp lơ trắng chọn cây vừa phải, còn tươi, tách theo nhánh và rửa với nước. Sau đó cắt miếng vừa ăn như món xào.
    • Cà rốt nạo vỏ, cắt tỉa đơn giản như dưới đây để cắt thành bông hoa dầy khoảng 2-3 ly.
    • Sau đó ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 30 phút để cà rốt và súp lơ khi ăn sẽ giòn ngon hơn.
    • Tiếp theo, trụng cà rốt và súp lơ qua nước sôi, để ráo nước.
  • Bước 2: Pha nước muối súp lơ:
    • Dùng nước sôi để ấm để pha hỗn hợp vừa miệng theo tỷ lệ: 0.5:1:2.5:0.5 từ Đường – Giấm – Nước – Muối. Sau khi pha xong có thể nếm để gia giảm cho vừa khẩu vị gia đình, muối bạn nên cho từ từ cho đến khi vừa.
  • Bước 3: Đổ nước vừa pha vào lọ khô, sạch rồi sau đó cho súp lơ, cà rốt và vài quả ót vào.
    • Chú ý món súp lơ muối nói chung và các món muối khác, bạn nên đựng trong lọ thủy tinh hoặc đồ sành sứ, không nên dùng chai lọ nhựa nhé.

4. Tai heo ngâm

Nguyên liệu

  • Tai lợn: 2 cái
  • Dấm, đường, nước mắm ngon.
  • Tỏi, ớt.
    Cách chế biến món: Tai heo ngâm. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Sơ chế tai lợn
    • Tai lợn sơ chế thật sạch với muối, dấm và chanh để khử mùi hôi (nếu muốn tai lợn trắng tinh thì luộc với 10gr phèn chua)
    • Đun sôi nước, cho một ít dấm, thả tai lợn vào chần. Nước sôi lại thì vớt tai ra, chắt bỏ nước và cho tai vào 1 nồi nước lạnh luộc chín.
    • Tai luộc chín, vớt ra, ngâm ngay vào nước lạnh cho tai được trắng. Sau đó thái miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Làm nước ngâm
    • Tỏi, ớt thái mỏng/ngâm cả quả nếu sợ cay. Pha dấm, đường, nước mắm, nước cho vừa miệng rồi nấu sôi, để nguội.
  • Bước 3: Thành phẩm
    • Cho tai lợn thái miếng, ớt, tỏi vào lọ thủy tinh/hộp nhựa. Sau đó đổ hỗn hợp dấm đường vào ngập tai.
    • Khoảng 3- 5 ngày sau là ăn được

5. Măng ớt

Nguyên liệu

  • Ớt, tỏi
  • Măng
  • Nước đuôi rượu
    Cách chế biến món: Măng ớt. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Sơ chế
    • Măng thái chỉ hoặc thái như nào cũng đc mọi người ăn như nào thái như vậy,thái xong ngâm nước để 1 ngày
    • Ớt say nhỏ
    • Tỏi bóc vỏ thái lát
  • Bước 2: Sau khi ngâm măng xong vớt ra cho măng và ớt đã say trộn đều nhau.
    • Bỏ măng vào lọ xếp và trộn đều măng tỏi ớt mắc mật.
    • Nước đuôi rượu pha tí xíu muối đổ vào lọ(đã trộn nguyên liệu). Trộn đều cả lọ (nhẹ tay chút xíu nha)
    • Dùng miếng lót sẵn của lọ thủy tinh hoặc dùng cái gì đó nén chặt trên cổ lọ. Đậy kín nắp và để 10 ngày sau có thể ăn rồi ạ

6. Rau muống muối

Nguyên liệu:

  • Rau muống (số lượng tùy ý)
  • Nước lọc
  • Gia vị: tỏi, ớt băm nhỏ,giấm, đường
    Cách chế biến món: Rau muống muối. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Rau muống trắng nhặt sạch lá còn cậng, rửa sạch dưới vòi nước. Sau khi đã rửa sạch, cho muối trắng vào ngâm 15-30p cho sạch vi khuẩn, đất, cát…

    Bước 2: Đun nước sôi, thả rau vào chần sơ… Sau khi chần sơ ngâm ngay vào khay nước đá (điều này sẽ giúp rau xanh rất đẹp mắt và rất giòn) nên các mẹ đừng bỏ qua bước này nhé!

    Bước 3: Chuẩn bị gia vị: tỏi, ớt băm nhỏ,giấm, đường, nước sôi để nguội. Về tỉ lệ thì thực sự em cũng ước lượng thôi chứ ko có Ct chính xác, các mẹ hình dung như khi pha nước chấm chua ngọt chấm nem hoặc làm nộm ấy. Tuỳ lượng rau các mẹ nhé!

    Bước 4: Cắt rau làm 2,3 khúc tuỳ sở thích, ướp 1 lớp rau, 1 lớp tỏi ớt, 1 thìa đường, 1 thìa muối…

    • Sau khi xếp xong các mẹ đổ xăm nước giấm tỉ lệ 4 bát nước: 1 bát giấm
    • Ngâm từ 1-2 ngày là có thể dùng được ạ.

7. Kim chi dưa leo

Nguyên liệu:

  • 6-7 trái dưa leo (chọn quả dưa ngắn, tươi non).
  • 4 chén nước + 4 muỗng canh muối ăn
  • 1 nhúm lá hẹ xắt nhỏ.
  • 1/2 củ hành tây xắt mỏng
  • 2 chén củ cải Hàn Quốc xắt sợi mỏng (có thể thay thế bằng củ cải trắng).
  • 6 con tôm nhỏ đã lột vỏ
  • 2 muỗng canh cơm nguội
  • 1 miếng gừng đã gọt vỏ rửa sạch + 3 tép tỏi
  • 1 muỗng canh đường + 1/3 chén ớt bột Hàn Quốc + 4 muỗng canh nước mắm ngon + 1/4 chén nước.
    Cách chế biến món: Kim chi dưa leo. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Sơ chế
    • Cắt bỏ hai đầu núm rồi bổ quả dưa leo làm đôi. Dùng dao xẻ dọc quả dưa thành hình chữ thập.
    • Lưu ý không cắt rời mà nên chừa khoảng 1cm để có thể nhồi nhân vào giữa, cũng như cần thao tác cẩn thận tránh miếng dưa bị đứt lìa ra.
    • Cũng có thể để nguyên quả nếu dưa ngắn, hoặc cắt thành từng khúc dài khoảng 3 – 4cm.
  • Bước 2: Cho ít muối vào nồi nước sạch, sau đó đun sôi và đổ phần nước sôi này vào thau đựng dưa. Ngâm dưa trong nước nóng khoảng 45 phút để dưa mau ngấm và vẫn giữ được độ giòn sau khi chế biến.
  • Bước 3: Trộn 1/4 chén nước cùng với tôm, cơm nguội, tỏi, gừng vào máy xay sinh tố và xay nghiền cho thật nhuyễn.
  • Bước 4: Chế biến nhân kim chi bằng cách cho củ cải, hành tây, hẹ, ớt bột, nước mắm, đường vào một tô lớn rồi trộn đều tay. Cho hỗn hợp vừa xay nhuyễn vào trộn đều tới khi ớt lên màu đỏ đẹp và gia vị thấm sâu vào nhân.
  • Bước 5: Sau khi ngâm 45 phút, rửa sơ dưa lại với nước lạnh, vớt dưa ra và xếp lên khăn giấy cho ráo nước. Nhẹ nhàng tách dưa ra, bỏ nhân vừa trộn vào giữa. Bôi các kẽ đã chẻ của quả dưa cho thấm đều gia vị. Tiếp tục phết đều phần nhân ra ngoài quả dưa. Làm lần lượt với toàn bộ số dưa đã chuẩn bị.
  • Bước 6: Xếp dưa vào trong hộp đậy nắp lại và cho vào tủ lạnh. Nếu muốn dưa nhanh chua, nên để bên ngoài khoảng 3 tiếng đồng hồ trước khi đặt vào tủ lạnh. Chỉ khoảng sau 1 ngày chế biến là món kim chi dưa leo đã có thể dùng được.

8. Sấu ngâm mắm tỏi ớt

Nguyên Liệu:

  • Sấu non: 1kg
  • Nước mắm: 750ml
  • Đường: 1 muỗng canh lớn
  • Dấm: 1 muỗng canh lớn
  • Muối trắng: 1 thìa lớn
  • Ớt chín: 10 quả
  • Tỏi: 3 củ
    Cách chế biến món: Sấu ngâm mắm tỏi ớt. (Nguồn: Sưu tầm)
    Sponsor
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
    Đang nạp...
    Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Cách chế biến

  • Bước 1: Sấu cạo sạch vỏ, bổ đôi, rửa sạch để ráo nước
    • Cho muối trắng vào 1 lít nước lọc rồi đổ sấu vào ngâm khoảng 8 tiếng rồi vớt ra rửa lại với nước sạch, để ráo nước
    • Cho sấu, đường, tỏi, ớt, giấm vào cùng 1 chiếc bát, trộn đều để khoảng 20 phút cho ngấm gia vị
  • Bước 2: Vớt sấu, tỏi, ớt vào 1 chiếc lọ, đổ mắm vào đậy kín, để tủ lạnh. Sau 4 ngày có thể ăn được rồi.
    • Sấu ngâm mắm tỏi ớt có màu xanh đẹp mắt, vị đậm đà, chua chua, cay cay, có khả năng kích thích vị giác rất cao giúp bạn cảm thấy ngon miệng. Món sấu ngâm mắm ớt này có thể ăn kèm với các món rau luộc, nước sấu ngâm mắm ớt dùng để chấm, quả sấu ăn với cơm chan canh vô cùng hấp dẫn.

9. Bắp bò ngâm nước mắm

Nguyên liệu

  • 2kg bắp bò
  • 1 củ gừng cỡ vừa
  • 50g ớt
  • 50g tỏi
  • 1 nhánh quế, 2 bông hoa hồi, 1/2 quả thảo quả
  • 1 củ nhỏ cà rốt
  • Gia vị: muối, nước mắm, đường vàng, dấm gạo, nước lọc
  • 1 hũ thủy tinh đủ lớn để ngâm bắp bò
    Cách chế biến món: Bắp bò ngâm nước mắm. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Bắp bò mua về rửa sạch, lau khô. Dùng dao lạng bỏ những phần màng và mỡ bám xung quanh. Bước này rất quan trọng để bảo quản được lâu dài.Nếu vẫn chưa lọc sạch mỡ thì bắp bò rất dễ bị hỏng trong khi ngâm.
  • Bước 2: Bắp bò luộc bỏ nước đầu cho ra hết bọt bẩn. Nướng thơm quế, hoa hồi, thảo quả, 1/2 của gừng đâp dập rồi bỏ vào nồi cùng bắp bò, đổ nước ngập mặt thịt, thêm 1 thìa muối tinh. Đun to lửa đến khi sôi thì hạ lửa ở mức vừa, luộc đến khi thịt chín hoặc xiên đầu đũa vào không thấy nước hồng nữa là được.
  • Bước 3: Rửa sạch ớt, tỏi, cà rốt & để khô. Thái lát tỏi và cà rốt. Món này ngâm cùng ớt không phải để lấy vị cay mà lấy mùi thơm của tỏi ớt nên mình để cả quả. Ngâm ớt, tỏi, cà rốt với 2-3 thìa giấm và 1 thìa đường cho ngon. Ngâm khoảng 15-20p vớt ra để ráo
  • Bước 4: Các bạn đong khoảng 3 bát ăn cơm nước sạch bỏ vào nồi, đun sôi. Sau đó lần lượt cho đường , mắm, muối tinh và giấm vào tùy khẩu vị. 1/2 củ gừng còn lại nạo sạch vỏ, thái lát mỏng thả vào mắm cho thơm.

Lưu ý: vì món bắp bò ngâm nước mắm là món ngâm nên mình khuyên là làm hỗn hợp mắm đậm đà và thiên mặn ngọt nhiều nhé, để khi thẩm thấu vào miếng thịt sẽ thơm hơn. Nếu làm nhạt như các bạn chấm nem thì thành phẩm sẽ nhạt nhẽo và hơi tanh.

  • Bước 5: Sau khi đã nêm các gia vị vừa miệng, các bạn đun thật sôi hỗn hợp mắm. Để ra ngoài cho nguội hẳn.
    • Bắp bò sau khi luộc chín, vớt ra, bổ đôi, để nguội hẳn. Hũ thủy tinh mọi người cũng tráng qua nước sôi, lau khô rồi dùng nhé.
  • Bước 6: Khi mọi thứ đã nguội hoàn toàn (thịt bò, nước mắm) và khô hoàn toàn ( hũ thủy tinh), xếp bò vào hũ, bỏ cà rốt, ớt, tỏi vào hũ cùng, bày trí cho đẹp mắt rồi chan nước mắm ngập thịt.
    • Đậy chặt nắp khoảng 3-4 hôm là dùng được. Mọi người nhớ để hũ thịt ở nơi mát mẻ nhé, sau khi thịt bò đã ngấm, mọi người bỏ tủ lạnh nhé.
    • Khi đem ra ăn, bạn dùng dao sắc, thái mỏng từng lát bắp bò ngâm nước mắm. Và ăn kèm với kiệu chua sẽ tạo thành một sự kết hợp tuyệt vời mang hương vị Tết đặc trưng.

10. Dưa củ hành

Nguyên liệu:

  • 1kg hành củ
  • Đường
  • Muối
  • 1/2 củ gừng
Cách chế biến món: Dưa củ hành. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Hành chọn loại hành tía, già, đều củ thì sau khi muối hành sẽ ngọt, giòn. Sau khi mua về bạn ngâm hành vào nước gạo trong khoảng vài tiếng cho bụi ra bớt và để lớp vỏ bên ngoài tự bong, khi rửa sẽ sạch đất bám ở gốc hành.
  • Bước 2: Bóc bỏ lớp vỏ hành bong ở bên ngoài, cắt bớt rễ, để lại gốc hành. Bạn lưu ý không cắt gốc thì sẽ tránh được việc hành bị nhũn, ủng. Để hành ra rổ cho róc nước.
  • Bước 3: Cho hành vào lọ cùng khoảng 200g muối tinh, xóc đều, để trong khoảng 2 – 3 ngày; thỉnh thoảng xóc đều để hành ra hết nước đen.
  • Bước 4: Đổ hành ra rổ, để ráo nước. Lúc này phần nước đen đã ráo hết, khi muối hành nước sẽ trong và thơm.
    • Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập.
    • Pha đường với nước ấm cùng chút muối. Lúc này bạn chỉ cho ít muối, nêm hơi nhạt vì hành đã có muối rồi.
  • Bước 5: Đổ nước vừa pha vào lọ, đổ hành và gừng vào khuấy đều, nước phải ngập hành; khuấy đều rồi nếm cho vừa đủ độ mặn ngọt và có mùi thơm của gừng. Nếu thấy nhạt bạn thêm chút muối.
    • Đậy nắp kĩ để khoảng 1 tuần – 10 ngày là ăn được.
    • Khi ăn bạn bóc lớp vỏ ngoài của hành đến khi thấy lớp hành trắng bên trong, cắt gốc. Trộn cùng vài miếng ớt xắt lát tùy thích.

11. Dưa bắp cải

Nguyên liệu

  • 1 cái bắp cải khoảng: 500gr
  • 1 củ cà rốt vừa
  • 1nắm rau răm
  • 1 miếng gừng nhỏ
  • 2 tép tỏi
  • 1 mớ rau cần ta
  • Dụng cụ để muối dưa: bình nhựa, bình thuỷ tinh, liễn muối…
    Cách chế biến món: Dưa bắp cải. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Bắp cải rửa sạch, tách riêng từng bẹ, rau cần bỏ phần lá, rễ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Rau răm nhặt sạch, thái nhỏ khoảng 1cm. Cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi.
    • Lấy một cái chậu nước sạch, hoà vào chút muối, đổ phần bắp cải, rau cần vào ngâm nước muối loãng trong 15 phút rồi vớt ra để ráo.
    • Gừng thái lát mỏng, tỏi cắt mỏng.
    • Bình thuỷ tinh tráng bằng nước sôi để khô ráo nước.
  • Bước 2: Phần nước ngâm: Pha 1/2 bát nước vo gạo (lấy nước sôi nguội để vo gạo và lọc lấy nước sau cùng), 2 lít nước đun sôi để nguội, 5 thìa canh đường, 3 thìa canh muối tinh. Khuấy cho tan đường và muối.
  • Bước 3: Xếp hết phần rau vào hũ thuỷ tinh, xen lẫn vài lát gừng và tỏi, đổ ngập nước ngâm vào. Lấy nan tre hoặc vật nặng chè chặt phần rau xuống. Sau 1-2 ngày là ăn được. Ngày đầu tiên chưa chua hẳn nhưng vẫn ăn được, ngày thứ hai ăn sẽ chua hơn

12. Dưa cải bẹ

  • Dưa cải bẹ: 2,5 kg
  • Đường: 100 gram, mì chính
  • Muối tinh hoặc bột canh: 6 thìa con
  • Hành lá, ớt 3 quả, tỏi 3 củ, riềng 1 củ
  • Lọ đựng dưa
  • 3 lít nước lã đun sôi để nguội
    Cách chế biến món: Dưa cải bẹ. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Cải bẹ mua về tách rời từng lá, rồi rửa sạch, vứt bỏ lá úa.
    • Xếp cải ra mâm phơi cho cải héo.
    • Sau đó rửa sạch rồi cắt khúc dài chừng 5 cm, để cho ráo nước. Hành lá cắt khúc rồi rửa sạch. Hành và cải trộn đều với nhau.
  • Bước 2: Nước muối dưa gồm có: 3 lít nước lã đun sôi để nguội + 100 gram đường + 2 thìa mì chính + 6 thìa gia vị rồi đảo tan.
  • Bước 3: Xếp dưa vào bình rồi đổ nước muối dưa lên.
    • Cho thêm tỏi, ớt lên trên mặt rồi dùng vật nặng sạch đè lên. Đợi khoảng 2 ngày làm món dưa cải bẹ muối ăn được.

13. Dưa mắm

Nguyên liệu:

  • 2 quả dưa chuột
  • 2 nắm muối hạt
  • Ớt, tỏi
  • Nước mắm, đường, nước hàng.
Cách chế biến món: Dưa mắm. (Nguồn: Sưu tầm)
Sponsor

Cách làm:

  • Bước 1: Dưa mua về chẻ đôi, cắt xéo từng miếng, dày khoảng 3 cm. Cho muối vào, chờ muối tan và thấm vào dưa.
  • Bước 2: Lấy dưa ra, rửa và vắt ráo. Nếm thử dưa mặn hay nhạt để khi nấu nước mắm đường cho vừa ăn.
  • Bước 3: Nấu nước mắm: Cho nước mắm, đường và chút nước lạnh vào quấy tan. Nêm nếm cho đậm đà. Thêm chút nước hàng nấu sôi và để nguội. Dưa sau khi vắt ráo nước, trộn với tỏi và ớt cắt lát, cho vào lọ. Cho nước mắm nấu nguội vào.
  • Bước 4: Đậy kín và cất nơi thoáng mát. Dưa từ từ chuyển màu và ăn được sau khoảng 5 ngày đến 1 tuần. Khi ăn lấy ra một ít, trộn với đường, chanh và tỏi băm.

14. Hành tím muối

Nguyên liệu

  • 700gr hành củ tím
  • 600gr khế chua (chọn khế chín cho nhiều nước)
  • 200gr muối hạt
  • Muối tinh 1/2 thìa cà phê muối tinh.
  • 200gr đường cát trắng
  • 1 chai giấm trắng
  • Lọ thuỷ tinh để muối hành.
Cách chế biến món: Hành tím muối. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Hành tím lột vỏ, cắt bỏ rễ
    • Khế chua rửa sạch lau khô từng quả, thái lát mỏng,vắt lấy nước, phần bã để riêng, nếu khó vắt thì cho vào máy xay qua để dễ vắt nước hơn.
  • Bước 2: Chuẩn bị một cái hộp nhựa to hoặc bát to, xếp một lớp hành, một lớp muối hột, lần lượt cho đến hết. Sau đó đổ hết phần nước khế vào cho ngập xăm xấp, rắc bã khế lên trên cùng, đậy lắp lại để 1 ngày, 1 đêm thỉnh thoảng mở ra đảo đều cho nước khế ngấm vào hành.
    • Sau một ngày, vớt hành ra rửa qua hai lần giấm (lấy một cái bát đổ một lượng giấm vào, thả vài củ hành vào rửa lần lượt cho đến hết, sau đó đổ phần giấm vừa rửa đi thay bằng một phần giấm mới và cho hành vào tráng lại là xong). Đổ hành ra cái rổ cho ráo.
  • Bước 3: Đun 300ml giấm với 250gr đường cát trắng, thêm 1/2 thìa cà phê muối tinh, đun cho tan đường và muối rồi để nguội.
  • Bước 4: Lọ thuỷ tinh muối hành rửa sạch, tráng nước sôi để thật khô ráo. Xếp hành vào hũ thuỷ tinh, đổ phần hỗn hợp đã đun vào, lấy vật nặng chèn lên trên hũ hành, đậy kín sau 4-5 ngày là ăn được. Vì muối bằng dấm hành chua nhanh nên sau khi hành ăn được phải vớt hết hành muối ra một hộp nhựa, đậy kín để tủ lạnh ăn dần.

15. Sung muối xổi

  • Bước 1: Sung cắt bỏ núm, thái lát tròn mỏng vừa, thả vào chậu nước lã có pha chút dấm hoặc nước cốt chanh, rửa lại bằng nước sạch, tráng qua nước sôi để nguội, để ráo, cho vào tô.
    Cách chế biến món: Sung muối xổi. (Nguồn: Sưu tầm)
  • Bước 2: Đeo găng tay nilon vào và trộn đều cùng tỏi, ớt bằm và gia vị theo tỉ lệ 1 đường: 3-4 dấm trắng : 1/3-1/2 bột canh. Độ chua, cay, mặn, ngọt có thể thêm hay bớt tuỳ theo khẩu vị.

16. Cá chuối

Nguyên liệu:

  • 20 trái chuối chát
  • 4 trái chanh tươi
  • 2 củ gừng
  • 2 tép tỏi
  • 5 quả ớt
  • Các gia vị: đường, giấm, muối
    Cách chế biến món: Cá chuối. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến:

  • Bước 1: Sơ chế
    • Chuối chát đem rửa sạch và tước hết vỏ ngoài. Trong lúc tước vỏ chuẩn bị sẵn thau nước cạnh bên để tướt trái nào xong ngay lập tức cho vào thau nhằm giúp chuối không bị thâm đen.
    • Vắt chanh lấy nước cốt pha chung với một thau nước có pha ít giấm. Sau khi rửa chuối cho hết nhựa , bạn đem tất cả chuối vào ngâm trong thau nước này.

–>Lưu ý, khi rửa phải thật nhanh tay để chuối không bị chuyển sang thâm đen.

  • Bước 2:
    • Cắt những đường chéo trên thân chuối trước khi ngâm với nước gia vị.
    • Sau 10 phút, bạn lần lượt vớt từng quả và cắt các đường chéo sâu khoảng 2/3 lên thân trái chuối. Khi đã cắt xong, bạn tiếp tục ngâm chuối trở lại vào thau nước.
  • Bước 3:
    • Chần chuối trong nồi nước thật sôi khoảng 1 phút. Mỗi lần như vậy, bạn chỉ cho một ít chuối vào.
    • Khi đã vớt ra, bạn đem ngâm ngay vào thau nước đá. Mục đích của việc này để giúp chuối giòn, đẹp màu và hết vị chát.
  • Bước 4:
    • Pha nước với hỗn hợp các gia vị: muối, giấm, đường theo tỷ lệ 1 đường : 1 giấm : 3 muối cùng với các gia vị đã băm nhỏ bao gồm: gừng, tỏi, ớt.

–>Lưu ý, độ cay cho món này chỉ vừa phải để tránh trường hợp bạn khử vị chát của chuối chưa hết khiến món ăn có vị hăng rất khó ăn.

  • Bước 5: Phần chuối sau khi đã ngâm, bạn vớt ra vắt đến kiệt nước hoặc dùng một dụng cụ bếp có sức nặng để ép hết hết nước ra ngoài.
  • Bước 6: Sắp từng trái chuối vào một keo thủy tinh sạch và khô. Sau đó, cho nước đã pha trước đó vào và gài que tre ở trên sao cho nước ngậm hết chuối trong keo.
  • Để keo này ở nơi thoáng mát và có thể dùng sau 2-3 ngày ngâm.

17. Dưa góp

Nguyên liệu

  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ su hào
  • 2 quả dưa chuột
  • 6,7 nhánh tỏi
  • 2,3 quả ớt cay
    Cách chế biến món: Dưa góp. (Nguồn: Sưu tầm)
    Sponsor

Cách chế biến

  • Bước 1: Dưa chuột bổ đôi, bỏ ruột, su hào cà rốt rửa sạch sau đó dùng dao có hình răng cưa cắt tất cả thành hình sao cho đẹp mắt, trộn với 2 thìa cà phê muối tinh, ướp trong 15 phút, đổ bỏ phần nước tiết ra để rau củ được giòn hơn.
  • Bước 2: Pha nước ngâm dưa góp: Pha theo tỉ lệ 1:1, 1 bát giấm, 1 bát đường, 1 bát nước mắm, 1 bát nước trắng, đun sôi phần hỗn hợp này, thêm tỏi đập dập hoặc thái lát. Đợi hỗn hợp nguội hẳn thì thái ớt thêm vào (tuỳ độ cay của mỗi gia đình mà cho vừa khẩu vị)
  • Bước 3: Chuẩn bị bình thuỷ tinh, tráng nước sôi già, để bình được khô ráo. Xếp tất cả dưa chuột, cà rốt, su hào vào bình. Đổ hết phần hỗn hợp ngâm vào, đậy nắp, sau 1 ngày là ăn được. Nếu muốn để lâu thì sau một ngày cho dưa góp vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

18. Kim chi củ cải

Nguyên liệu

  • + Mắm tép Hàn Quốc
  • + Ớt bột Hàn Quốc 5 muỗng canh
  • + Củ cải trắng 3 củ
  • + Hành tây 1/2 củ
  • + Đường, muối, nước mắm
  • + Sữa tươi
  • + Tỏi băm, gừng băm, hành lá
    Cách chế biến món: Kim chi củ cải. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Đầu tiên ta cạo sơ lớp vỏ bên ngoài của củ cải rồi đem rửa sạch. Tiếp đến là cắt thành những khối vuông. Các bạn lưu ý là không nên cắt khối quá nhỏ vì sau khi muối dưa củ cải trắng sẽ teo lại đấy. Thay vì dùng củ cải tươi bạn cũng có thể làm cách muối củ cải trắng khô. Bóc bỏ vỏ hành tây và xắt hạt lựu, hành lá ta rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Bước 2: Cho củ cải trắng vào thau, thêm muối và 2 thìa canh đường trộn đều. Để như vậy khoảng 45 đến 60 phút rồi xả lại với nước cho sạch. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi trộn với 1 thìa canh ớt bột.
  • Bước 3: Tiếp đến ta làm hỗn hợp sốt cho cách muối chua củ cải trắng, bạn cho hành tây + tỏi băm + gừng băm + mắm tép Hàn Quốc + muối + sữa tươi vào máy xay nhuyễn rồi.
    • Cho hỗn hợp vừa xay ra chén thêm vào đó 4 muỗng canh ớt bột+ nước mắm + 1 muỗng canh đường trộn đều.
    • Bí quyết cách muối củ cải trắng ngon chính là sữa tươi, để trong 5 phút cho sữa lên men như vậy sẽ giúp món ăn thêm ngon.
    • Các bạn gia giảm gia vị củ cải trắng muối chua ngọt tùy theo khẩu vị nhé!
  • Bước 4: Tiếp tục bạn đổ hỗn hợp vừa có vào thau củ cải, thêm hành là và trộn đều. Sau cùng ta cho vào lọ thủy tinh và ủ trong 1 đến 2 ngày nơi thoáng mát. Khi thấy trên thành lọ có sủi bong bóng thì ta cho vào tủ lạnh, để thêm 7 ngày nữa là có thể dùng được. Vậy là hướng dẫn cách làm củ cải muối đã xong, chúc bạn thực hiện thành công.

19. Kim chi hành lá

Nguyên liệu

  • + Hành lá 1/2 kg
  • + Nước mắm 150g
  • + Ớt bột 100g
  • + Gừng, tỏi xay, đường
  • + Muối hạt
  • + Quả lê, cà rốt, ớt sừng, hành tây
Cách chế biến món: Kim chi hành lá. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Để làm kim chi hành lá thì đầu tiên bạn đem hành lá rửa sạch, cắt bỏ rễ, để vào rổ cho ráo nước
    • Sau đó, bạn dùng một cái thau ngâm hành cùng với muối trong khoảng 15 – 20 phút thì vớt ra để ráo nước.
    • Bạn gọt vỏ gừng, hành tây cùng cà rốt, còn ớt thì bỏ hạt
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn cho 2 thìa nước mắm, 3 thìa ớt bột ,1 muỗng đường, tỏi và gừng, lê, cà rốt, củ cải, ớt sừng bỏ hạt, hành tây say nhuyễn trộn chung lại với nhau để món kim chi hành lá của chúng ta được ngon hơn .
  • Bước 3: Đổ gia vị vào để tạo thành hỗn hợp kim chi rồi trộn đều, để ngoài 1 ngày rồi cho vào tủ lạnh. Chỉ cần chờ 2 – 3 ngày là có thể ăn được rồi.

20. Dưa cần

Nguyên liệu

  • Rau cần: 500g,
  • Gia vị: Đường, muối, giấm
    Cách chế biến món: Dưa cần. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chế biến

  • Bước 1: Rau cần bỏ rễ, lá héo rồi rửa sạch, để ráo, thái khúc vừa ăn.
    • Chuẩn bị hũ lọ bằng thủy tinh , tráng qua nước nóng rồi xếp cần vào.
  • Bước 2: Pha nước sôi để nguội với đường, muối ,giấm theo tỉ lệ: 1/4 lạng muối, nửa lạng đường, ¼ chén giấm. Đổ nước này vào hũ cho ngập cần. Dùng túi nilon nước hoặc cái dĩa chèn lên mặt dưa cho dưa hoàn toàn ngập nước. Sau đó đậy kín.
  • Bước 3: 1 ngày sau là đã ăn được rồi. Bỏ tủ lạnh dùng dần.

Trên đây là 20 công thức chế biến các món ngâm, muối hấp dẫn. Chúc bạn thành công và học được nhiều công thức nấu ăn ngon trên yeuamthuc.org!

Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
1 Bình luận
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz