Hủ tiếu là một món ăn rất quen thuộc đối với người dân tại Việt Nam, bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn và rất phù hợp với những buổi điểm tâm sáng, ngoài sự thơm ngon của món ăn, hủ tiếu còn cung cấp đủ chất, đủ năng lượng cho một buổi sáng làm việc. Nếu bạn là một người đam mê với các món nước, vậy thì hủ tiếu là điều không thể thiếu trong danh sách món nước của bạn rồi đấy. Hãy cũng xem ngày hôm nay, chúng mình sẽ bật mí cho bạn cách nấu hủ tiếu thơm nước, ngọt xương, ăn là ghiền ngay.
1.Hủ tiếu Nam Vang
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gừng, tỏi
- 100g cần tàu
- 500g củ cải trắng
- 200g cải cúc
- 100g hành tím
- hành, hẹ, ớt, chanh
- 60g tôm khô
- Trứng cút
- 40g khô mực
- Các loại gia vị thông thường: đường phèn, nước mắm, đường cát, hạt nêm, tiêu, bột ngọt.
- Hủ tiếu
- Xương, thịt, thịt bầm, tép, gan heo và cật heo, gan heo.
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Sơ chế xương bằng cách ngâm với nước có muối và giấm pha loãng. Để tầm nửa tiếng, các bạn ngâm với nước khác và ngâm rửa tiếp cho đến khi nước trong lại là được.
Bước 2: Rửa gan và cật heo. Cật heo cắt làm đôi và các bạn bỏ đi phần trắng bên trong.
Lưu ý: Chúng ta lạng kĩ một chút vì phần này rất hôi, vì thế nếu không lạng kĩ sẽ gây ra mùi khó chịu khi chế biến.
Bước 3: Gan heo chúng ta cắt thành từng khúc. Sau đó, cho hết gan vào thau, cho vào một muỗng canh muối, vắt vào 1/2 trái chanh. Dùng tay bóp nhẹ phần gan heo để muối và nước cốt chanh thấm vào gan tẩy đi mùi tanh. Sau đó, rửa lại thật sạch bằng nước.
Lưu ý: Các bạn có thể dùng hỗn hợp: muối, rượu, và gừng để thay thế.
Bước 4: Ngâm cật heo vào nước đá, gan heo ngâm vào sữa tươi để giúp cật được giòn còn gan heo được thơm và mềm hơn. Ngâm trong vòng 20ph. Sau đó, vớt cả 2 và rửa lại bằng nước sạch.
Bước 5: Sơ chế xương heo: Cho vào 1 ít muối, 2-3 lát gừng và cho xương vào và đun sôi phần xương heo lên. Đợi nước sôi tầm 3 phút và vớt xương ra và đem xương đi rửa. Để phần máu đọng trong xương được sạch và không còn mùi tanh.
Bước 6: Đun sôi phần thịt nạt (Đun sôi giống với phần xương heo)
Bước 7: Nấu nước dùng: Cho hết xương vào, 4l nước, 10g đường phèn. 20 phút đầu vớt bọt ra và hạ lửa nhỏ xuống trung bình.
Bước 8: Cắt mỡ heo thành từng khối vuông nhỏ, cho mực khô vào lò vi sóng quay trong 30s, hoặc có thể nước trên bếp, cho gừng và hành tím vào trong giấy bạc và cho luôn vào lò nướng, rang tôm khô.
Bước 9: Uớp thịt băm: 1 muỗng canh hành băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê nước mắm. Trộn đều và để 15 phút cho thịt thấm.
Bước 9: Cho tôm khô và mực vào nước dùng, sau đó phi thơm tỏi và cho mỡ heo vào. Đến khi mỡ heo chín vàng cho ra chén. Tiếp đến, cho thịt ướp vào xào.
Bước 10: Cho củ cải trắng vào phần nước dùng, tiếp theo các bạn sẽ luộc thịt, luộc gan, luộc tôm và luộc trứng cút.
Bước 11: Trụng phần hủ tiếu và đem đi rửa với 2 lần nước và để ráo nước.
Bước 12: Nêm nếm cho phần nước lèo: dùng 1 chiếc tô cho 30g đường phèn, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh muối, 1/5 muỗng đường cát, 1 muỗng bột ngọt. Khoáy tan và thử lại.
Bước 13: Cho các hủ tiếu và các topping đã chuẩn bị và chan nước lèo lên mặt tô. Và thưởng thức thôi.
2. Hủ tiếu bò kho
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 500g nạm bò
- 300g hủ tiếu
- 300 giá đỗ
- 3 muỗng canh màu dầu điều (Có thể thay thế bằng dầu ăn)
- 2 muỗng canh hạt nêm
- 1 muỗng canh đường
- 1 ít muối
- 1/2 muỗng canh ớt bột
- 1/2 muỗng canh tiêu
- Bột gia vị bò kho
- 4 cây xả,ngò gai, hành lá, 100g hẹ, 2 củ cải cà rốt, ớt, tỏi, hành tím, hành tây
- 1.5l nước dừa
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Băm hành tím, tỏi, ớt thật nhuyễn. Và đập dập phần xả, chừa lại 1 cây xả để băm nhuyễn nhé, 3 cây còn lại chúng ta cắt thành từng khúc nhé.
Bước 2: Cho đường, hạt nêm, tiêu, ớt bột và muối, xả băm nhuyễn (cho phân nửa), ớt, hành tím, và tỏi (cho mỗi loại phân nửa), cho bột gia vị bò kho, 1 muỗng canh màu dầu điều. Trộn đều phần thịt bò lên. Dùng màn thực phẩm bọc lại phần thịt và ướp trong 30 phút.
Bước 3: Xắt cà rốt, xắt hẹ thành từng khúc vừa ăn (5cm), xắt múi cao nửa củ hành tây, nửa củ còn lại xắt thành lát mỏng, hành lá xắt nhuyễn.
Bước 4: Cho 1 muỗng canh màu dầu điều vào một chiếc chảo, xả băm nhuyễn, tỏi, hành tím và ớt vào, xả xây, hành tây đã cắt múi cao vào chung. Xào lên và cho phần thịt bò và tiếp tục xào đều để thịt bò săn lại. Kế tiếp cho nước dừa vào và nửa lít nước lọc.
Bước 5: Trụng hủ tiếu. Và chuẩn bị hỗn hợp muối ớt để ăn cùng với hủ tiếu: cho muối và 1-2 trái ớt vào và băm nhuyễn.
Lưu ý: Ngoài muối ớt, các bạn có thể thay thế bởi muối tiêu chanh và tương ớt vẫn được.
Bước 6: Nêm nếm lại nước bò kho để phù hợp với khẩu vị của gia đình.
Bước 7: Trình bày ra tô và hưởng thức thôi.
Chúc các bạn thành công.
3. Hủ tiếu chay
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cà rốt, củ cải trắng, bắp cải, cải thảo, xu hào, bắp, hành boa rô, . Nấu để lấy nước ngọt để làm nước dùng cho hủ tiếu.
- Nấm mèo. nấm đông cô, tàu hủ ki, chả quế,…
Bước 1: Cắt cải thảo, bắp xắt khoanh, xu hào, cà rốt, của cải trắng.
Bước 2: Cho tất cả vào nồi và hầm để lấy nước ngọt.
Bước 3: Boa rô xắt mỏng. Bắt chảo dầu nóng và phi boa rô cho thơm lên.
Bước 4: Xắt cà rốt nhỏ ra để dùng cho hoành thánh.
Bước 5: Cho boa rô ra vợt trụng để bỏ đi lớp dầu nóng.
Bước 6: Xắt nhỏ nấm rơm. Sau đó cho tàu hủ trắng, cà rốt xắt nhỏ và nấm mèo vào một cái tô, và trộn đều lên các topping lên. Cho vào một muỗng cà phê hạt nêm, 1 ít tiêu và trộn đều lên và cho một ít boa rô lên để hỗn hợp được thơm hơn.
Bước 7: Gói hoành thánh: Cho một ít hỗn hợp vào bột gói hoành thánh và bóp nhẹ lại. Sau đó thả hoành thành vào chiên vàng. Chiên vàng tàu hủ ki.
Bước 8: Sau 30 phút, vớt bỏ đi phần rau củ ra. Chỉ chừa lại một số loại rau củ cần dùng.
Bước 9: Xào nấm đông cô, cho 2 muỗng canh hạt nêm. Sau khi xào chín nấm đông cô các bạn cho vào nồi nước dùng luôn nhé.
Bước 10: Trình bày các topping ra tô và thưởng thức thôi.
Chúc các bạn thành công nhé !