Cơm là một loại thức ăn được làm ra từ gạo bằng cách đem nấu với một lượng vừa đủ nước.

Cơm trắng là thức ăn gần như hàng ngày của người Đông Nam Á và Đông Á, chỉ có nguyên liệu là gạo tẻ và không có thêm gia vị. Cơm trắng còn là nguyên liệu cho các món cơm rang, cơm hến. Để thay đổi khẩu vị, sau khi nấu, cơm có thể dùng để chiên với lạp xưởng cắt nhỏ, chả lụa, đậu petit pois, tôm khô, trứng vịt… làm thành món cơm chiên, thường được biết đến nhiều là món Cơm chiên Dương Châu. Ngoài ra còn có cơm trộn, cơm thập cẩm, cơm gói lá sen, cơm lam, cơm nếp

Sponsor

Người Việt có các câu ca dao, tục ngữ về cơm, gạo như :

Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm

Cơm tẻ no, xôi vò chẳng thiết

Cơm khi được nấu chín có giá trị dinh dưỡng như bản mô tả như bên dưới

Cơm thập cẩm

Ở các vùng khác như Châu Âu, Trung Mỹ, châu Phi, người ta thường nấu cơm với nguyên liệu khác như các loại hạt khác hoặc rau, thịt.

Cách nấu cơm không làm mất vitamin B1

– Cứ 100 gr gạo tẻ giã có 0,12 mg vitamin B1, bằng 1/10 nhu cầu trong ngày của một người trưởng thành.

Thiếu hụt vitamin B1 có thể xảy ra khi chế độ ăn nghèo nàn, đơn điệu, ít thức ăn động vật (thịt, cá, trứng…), do một số bất thường của hệ tiêu hóa, uống nhiều rượu… Thiếu vitamin B1 sẽ gây ra hiện tượng ăn không ngon, buồn nôn, tê bì ở ngoài da, giảm trương lực cơ, giảm sút trí nhớ. Nếu thiếu nặng có thể dẫn tới phù ở chân, teo cơ, rối loạn tinh thần, hôn mê, suy tim và tử vong.

Trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ có thể bị tử vong đột ngột do suy tim nếu người mẹ bị thiếu vitamin B1. Nhu cầu vitamin B1 được tính theo năng lượng ăn vào. Một người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 1 – 1,2 mg vitamin B1. Các loại thực phẩm giàu vitamin B1 như: các loại ngũ cốc, thịt, đậu hạt, cá, trứng …

Để khẩu phần ăn có đủ vitamin B1, cần chú ý không nên xay xát gạo quá kỹ vì các vitamin nhóm B có nhiều ở lớp vỏ ngoài ngay sát hạt gạo. Cứ 100 gr gạo tẻ giã có 0,12 mg vitamin B1; 100 gr gạo tẻ máy vừa phải có 0,1 mg vitamin B.

Không nên vo gạo quá kỹ trước khi nấu cơm làm mất lớp cám gạo chứa nhiều vitamin B1. Khi nấu cơm chỉ cho nước vừa đủ, không cho nhiều để phải chắt bỏ nước cơm làm mất vitamin B1(có thể mất tới 60%).

Nên đun nước sôi mới cho gạo vào nấu, không cho gạo vào khi nước còn nguội vì khi gặp nước sôi nóng đột ngột, lớp vỏ ngoài hạt gạo chín mau tạo thành một lớp keo giữ vitamin B1 không bị hòa tan ra nước và bị phân hủy.

Sponsor

Xem thêm : Cách nấu cơm ngon

Nguồn: Wikipedia

Bạn thấy bài này thế nào?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
Yêu Ẩm Thực

http://yeuamthuc.org/

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz