Bánh chưng là món ăn tết cổ truyền của dân tộc ta. Hãy thử cách làm bánh chưng gấc lạ miệng cho ngày tết để đãi cả nhà nhé!

Sponsor

Vào mâm cơm ngày Tết của người dân Việt Nam, bánh chưng luôn giữ vị trí chủ đạo quan trọng không thể thiếu. Bánh chưng xuất hiện trong mâm cỗ của người miền Bắc, bánh tét có trong mâm cỗ của người miền Nam. Chiếc bánh chưng được gói bằng lớp lá xanh bên ngoài, bên trong là lớp gạo nếp cùng với nhân đỗ và thịt mỡ tạo sự no đầy cho một năm.

Ngoài bánh chưng xanh truyền thống, bạn có thể sử dụng nguyên liệu khác để làm món ăn thêm đặc sắc. Bánh chưng được biến thể thành bánh chưng gấc có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn thịnh vượng.

Nguyên liệu làm bánh chưng gấc cơ bản giống với bánh chưng truyền thống. Cùng chúng tôi thực hiện làm bánh chưng chuẩn bị cho ngày Tết của gia đình bạn nhé. Tùy vào từng khẩu phần ăn của gia đình bạn có thể linh hoạt chuẩn bị, dưới đây là cách làm bánh chưng gấc với nguyên liệu cho khoảng 2 – 3 người.

Nguyên liệu

  • 2kg gạo nếp cái hoa vàng (hạt to đều, mùi thơm).
  • 600g đỗ xanh, bóc vỏ (đỗ vàng, mới)
  • 500g thịt ba chỉ hoặc nạc vai.
  • 1 quả gấc to, đỏ tươi (gấc nếp, vỏ mỏng, không bị dập nát).
  • Hạt tiêu, muối, đường.
  • Lá dong xanh (loại lá bánh tẻ không non cũng không già quá).
  • Ống giang để chẻ lạt buộc bánh (lạt giang phải dẻo để dễ buộc bánh).

Cách làm bánh chưng

Bước 1: Chuẩn bị

  • Gạo nếp và đỗ xanh vo sạch, đem ngâm khoảng 8 tiếng rồi để ráo nước.
Cách làm bánh chưng không thể thiếu công đoạn chuẩn bị đỗ xanh. Đỗ xanh và gạo đem vo sạch rồi ngâm khoảng 8 tiếng (ảnh: internet)
  • Cắt đôi quả gấc lấy phần thịt gấc màu đỏ không lấy phần vàng, trộn đều với gạo nếp. Cho thêm vào gạo một ít rượu trắng, đường rồi lấy tay trộn đều để gạo đỏ và bạn nhớ bỏ hạt đi bạn nhé.
Chọn quả gấc to, đỏ tươi (ảnh: internet)
Trộn gấc với gạo nếp (ảnh: internet)
  • Thịt ba chỉ hoặc nạc vai thái miếng mỏng dai, ướp với gia vị, hạt tiêu cho ngấm.
  • Lá dong rửa sạch bằng khăn khi nào nước sạch thì treo lá lên để ráo nước. Cắt phần sống lá, cuống lá dong (lưu ý không cắt quá sâu vào phần thịt lá, hoặc làm rách lá).
  • Ống giang bạn đem trẻ nhỏ thành lạt mỏng sao cho dễ buộc bánh.
Lá dong rửa sạch cắt phần sống lá, cuống lá; ống giang chẻ thành lạt mỏng (ảnh: internet)
  • Đỗ xanh sau khi ngâm, vớt ra rồi đem đi đồ chín. Đỗ chín bở, dùng thìa tán thật nhuyễn thêm chút hạt tiêu vào. Sau đó nắm đỗ thành những nắm tròn bằng nhau để cho vào bánh.

Bước 2: Gói bánh chưng

Xếp lá dong vào khuôn bánh (ảnh: internet)
Cách gói bánh chưng (ảnh: internet)
  • Để gói một chiếc bánh chưng cần 4 lá dong. Xếp lá vào khuôn vuông góc xen kẽ nhau, 2 lá dưới úp mặt phải xuống, 2 lá trên ngửa mặt phải lên (phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài để vỏ bánh trông xanh đẹp mắt, ngửa 2 lá trên để bánh không bị dính khi bóc).
  • Lấy một cái bát nhỏ để đong gạo. Đầu tiên cho 1 bát gạo nếp gấc vào khuôn dàn đều cho đậu xanh, thịt ba chỉ lên trên. Sau đó, tiếp tục đặt thêm một lớp gạo nếp trộn gấc lên trên.
Cách gói bánh chưng (ảnh: internet)
  • Dùng tay gấp lần lượt bên phải và bên trái của 2 lá dong bên trên vào, gói thật chặt tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại.
  • Bạn hãy gấp tương tự như trên với 2 lá dưới cùng.
  • Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước.
  • Cứ thực hiện gói bánh như vậy đến khi hết gạo. Rồi xếp vào nồi đem luộc.

Bước 3: Luộc bánh

Bánh chưng gói xong xếp vào nồi đem đi luộc (ảnh: internet)
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
  • Cho phần sống lá dong đã cắt thừa lúc chuẩn bị xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên.
  • Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa. Luộc khoảng 7 – 8 giờ đồng hồ.
  • Thường xuyên để ý nước, thấy nước cạn lại đổ thêm nước.
  • Luôn đun đều lửa để cho bánh được chín.
  • Bạn canh khoảng 8 tiếng thì bánh đã chín, lấy bánh ra, dùng khăn lau nước bên ngoài của bánh.
  • Đem bánh phơi ở chỗ thoáng mát, dùng vật nào đó hơi nặng để đè lên bánh cho bánh được chắc hơn.

Yêu cầu thành phẩm

Bánh chưng nhìn bên ngoài có vỏ xanh, bên trong bánh có sự hòa quyện giữ màu đỏ của gạo và màu vàng của nhân đỗ (ảnh: internet)
  • Bánh chưng gấc luộc xong, bạn để qua đêm cho thật nguội và sáng hôm sau có thể bày lên mâm cỗ Tết rồi đấy.
  • Bánh chưng nhìn bên ngoài có vỏ xanh, bên trong bánh có sự hòa quyện giữ màu đỏ của gạo và màu vàng của nhân đỗ nhìn rất đẹp mắt.
  • Khi ăn ta cảm nhận được vị của gấc, vị ngọt của đường, beo béo của thịt.

Bánh chưng là nét đặc sắc trong ẩm thực Việt Nam. Bánh là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước. Mỗi chiếc bánh đều mang lại giá trị dinh dưỡng khá cao, giúp bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức khỏe, chống lão hóa. Bánh còn mang ý nghĩa quan trọng trong ngày Tết của dân tộc.

Hãy học cách làm bánh chưng gấc để làm trong dịp Tết sắp tới, bạn sẽ mang điều tốt đẹp nhất đến gia đình mình đấy. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để có những công thức nấu ăn tuyệt vời nhé.

Bạn ơi, bài này hay chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz