Nếu phải kể về ẩm thực miền quê dân dã, hẳn không thể nào bỏ qua món bánh đúc mặn béo béo, thơm thơm khó cưỡng. Đây là một món ăn quen thuộc với người dân quê chân chất. Bánh đúc mặn được chế biến từ những nguyên liệu mộc mạc nhưng lại mang đến một hương vị hấp dẫn. Nếu bạn đã đến đây rồi thì cùng chúng tôi khám phá công thức làm bánh đúc mặn chuẩn vị quê nhé!

Sponsor

Bánh đúc mặn – từ già đến trẻ, ai nấy đều mê

Là sự kết hợp của vị béo thơm của bánh đúc, vị chua ngọt vừa phải của nước mắm và các loại rau củ ăn kèm khác, bánh đúc mặn mang đến cảm giác dễ chịu cho người thưởng thức. Đây có thể là món ăn chính trong ngày hoặc trở thành bữa phụ cho mọi người nhâm nhi qua cơn đói để tiếp tục học tập và làm việc.

Bánh đúc mặn – từ già đến trẻ, ai nấy đều mê (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu để làm bánh đúc mặn chuẩn vị quê

Nguyên liệu làm phần bánh

  • Bột gạo lọc: 250gram
  • Bột năng: 50gram
  • Đường: 7gram
  • Muối: 3gram
  • Nước: 1 lít (tương đương 4 chén nước, gồm 2 chén nước nóng và 2 chén nước nguội)
  • Dừa nạo: 300gram

Nguyên liệu làm phần nhân ăn kèm

  • Củ sắn: 150gram
  • Cà rốt: 50gram
  • Tôm khô: 50gram
  • Hành lá: 1 cây
  • Dầu màu điều: 1 muỗng canh
  • Hành tím và tỏi: 20gram
  • Muối: 1gram
  • Hạt nêm: 1 gram
  • Bột ngọt: 1 gram
  • Đường: 3gram
  • Tiêu: 1gram

Nguyên liệu làm nước mắm

  • Đường: 50gram
  • Nước sôi: nửa chén
  • Nước mắm: 30gram
  • Giấm ăn: 7gram
  • Muối ăn: 3gram
  • Ớt (tùy khả năng ăn cay của mỗi người)

Các món ăn kèm

  • Hành phi
  • Dưa chua
  • Dưa leo

Cách làm bánh đúc mặn

Các bước sơ chế trước khi làm bánh đúc mặn

Bạn thái ớt, hành lá, hành tím, tỏi và băm nhuyễn tôm khô. Thái củ sắn và cà rốt thành hạt lựu nhỏ.

Sơ chế nguyên liệu làm bánh đúc mặn (Ảnh: Internet)

Làm phần bánh

  • Bạn cho bột gạo lọc, bột năng, đường, muối vào tô. Tiếp theo đó, bạn chuẩn bị một tô khác để đựng dừa nạo.
  • Bạn đổ 2 chén nước nóng vào phần dừa nạo trước sau đó đổ 2 chén nước còn lại vào để có thể vắt ra chất béo nhanh hơn.
  • Bạn đặt rây lọc lên tô bột và tiến hành vắt nước cốt dừa vào tô, sau đó lược hỗn hợp bột và nước cốt dừa đã vắt lại một lần nữa để hỗn hợp không bị lợn cợn. Sau khi lọc xong, bạn để hỗn hợp bột nghỉ.
Làm phần bánh (Ảnh: Internet)

Làm nước mắm

Rót nửa chén nước sôi và cho nước mắm, muối, đường, giấm ăn và ớt đã thái sẵn vào chén, khuấy đều để hỗn hợp hòa tan.

Làm nước mắm (Ảnh: Internet)

Làm nhân bánh

  • Cho dầu màu điều vào chảo và đợi sôi, tiếp theo đó cho phần hành tím và tỏi đã được thái nhuyễn vào chảo, tiếp tục đợi cho đến khi phần hành tỏi được phi thơm.
Cho dầu màu điều vào chảo và phi thơm hành tỏi (Ảnh: Internet)
  • Sau khi hành tím và tỏi đã chín, bạn cho phần tôm khô đã băm nhuyễn vào chảo và đảo đều cho tới khi phần tôm khô trở nên tơi khô, sau đó tắt bếp.
Cho tôm khô vào chảo và đảo đều (Ảnh: Internet)
  • Bạn chuẩn bị một chảo khác, cho một ít dầu ăn vào chảo và đợi sôi, tiếp đó cho hành tím và tỏi đã thái nhuyễn vào và phi thơm. Tiếp tục cho củ sắn, cà rốt vào và đảo đều. Khi phần củ sắn và cà rốt bắt đầu trong, bạn cho thêm muối, hạt nêm, đường, bột ngọt, tiêu và xào cho gia vị hòa quyện vào phần rau củ. Cuối cùng, cho phần hành lá vào, đảo sơ và tắt bếp.
Xào rau củ (Ảnh: Internet)

Hấp bánh

  • Bạn thoa ít dầu ăn vào khuôn bánh.
Thoa dầu ăn vào khuôn bánh (Ảnh: Internet)
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
  • Đặt khuôn vào nồi hấp và cho phân nửa lượng bột vào khuôn, đậy nắp lại, hấp khoảng 8-10 phút với lửa lớn. Khi viền bánh trong lại, bạn khuấy bột lên để bột đều hơn, giúp bánh có độ mềm và giòn nhẹ.
Khuấy đều phần bột vừa hấp (Ảnh: Internet)
  • Sau khi khuấy xong, bạn cho hết lượng bột còn lại vào khuôn và lót khăn phủ nồi hấp lại để bánh không bị mồ hôi từ nồi rơi xuống gây tình trạng nhão bánh. Bật lửa trên trung bình một chút và hấp tầm khoảng 35 phút.
    Cho phần bột còn lại vào và hấp lần 2 (Ảnh: Internet)
  • Sau 35 phút, bạn lấy tăm châm vào bánh để kiểm tra độ chín, nếu bánh không dính vào tăm thì bánh đã chín rồi. Khi bánh chín, bạn lấy bánh ra khỏi nồi hấp, để nguội tự nhiên.
Dùng tăm châm vào bánh để kiểm tra bánh (Ảnh: Internet)

Thành phẩm và thưởng thức

Bạn lấy bánh ra khỏi khuôn và chuẩn bị các món ăn kèm khác để có thể thưởng thức món bánh đúc mặn một cách trọn vẹn nhất. Bánh đúc thơm lừng vừa mới hấp xong, ăn kèm nước mắm chua chua ngọt ngọt, phần nhân bánh đậm vị và các món ăn kèm khác thì còn gì bằng.

Trình bày và thưởng thức (Ảnh: Internet)

Những lưu ý khi làm món bánh đúc mặn

  • Nếu bạn không tìm được dừa nạo, bạn có thể dùng 1 lon nước cốt dừa để thay thế và bổ sung thêm nước vào nếu cần.
  • Khi làm bánh, nếu bạn muốn ăn bánh giòn thì chuẩn bị 4 chén nước vừa, bánh mềm thì 4 chén đầy.
  • Khi hấp bánh lần 2, bạn tránh hấp bánh lâu quá vì nếu hấp lâu hơn 35 phút thì bánh sẽ bị nhão.

Bạn có thể xem video dưới đây để nắm rõ hơn cách làm bánh đúc mặn chuẩn vị quê nhé:

Sponsor

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số công thức nấu ăn sau đây để đa dạng hóa thực đơn mỗi ngày:

Nếu bạn có những bí quyết nào giúp món ăn thêm tròn vị thì đừng ngại chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới nhé!

Bài này có tuyệt không bạn?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz